Bắc Ninh: Ô nhiễm vây làng nghề

Thứ sáu, ngày 21/09/2012 10:09 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Rác nước thải ngập từ đầu làng đến cuối xóm, hàng trăm ống khói ngày đêm thi nhau nhả khói, khiến môi trường làng nghề xã Phong Khê (TP.Bắc Ninh) ô nhiễm nghiêm trọng.
Bình luận 0

Sống trong ô nhiễm

Hỏi đường về xã Phong Khê, vừa dứt câu chị bán trà đá ở đường Lê Thánh Tông (TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) nói cứ đi về khu vực có nhiều ống khói đang nhả khói đen xì. Mới gần đến đầu xã, đã ngửi thấy mùi hôi khét lẹt của khói thải ra từ các xưởng chế biến, sản xuất giấy. Càng đi sâu vào khu vực có nhiều xưởng sản xuất giấy, mùi khét, hôi càng nồng nặc.

img
Dọc các tuyến đường ở xã Phong Khê là những bãi rác ngập ngụa.

Chen lẫn giữa các ngôi nhà cao tầng khang trang là những xưởng sản xuất giấy. Ở đây đường lúc nào cũng đông đúc, nào là xe chở nguyên liệu, xe chở củi về đun nấu giấy, rồi xe chở giấy thành phẩm đi tiêu thụ. Đường hẹp, nhà xưởng không thể chứa hết, nên giấy, rác rưởi được người dân đổ tràn lan dọc khắp các tuyến đường thôn, xã.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi lần tìm ra khu vực cống nước của các xưởng sản xuất giấy thải ra sông Ngũ Huyện Khê. Tại đây, nước thải chảy ra đủ thứ màu như đỏ, nâu, vàng, tím…, bốc mùi hóa chất rất khó chịu. Khúc sông Ngũ Huyện Khê chảy qua xã Phong Khê khoảng 10km tất thảy nước đều đặc quánh ô nhiễm.

Chị Nguyễn Thị Hà (thôn Đống Cao) làm nghề buôn bán tạp hóa, đang nuôi con nhỏ, phàn nàn: "Hàng trăm xưởng thi nhau nhả khỏi, thải nước thải trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý, làm sao mà không gây ô nhiễm. Ở đây hầu như nhà nào cũng có người ốm, mắc bệnh ho, phổi, phế quản… người này khỏi, người khác lại ốm. Khổ nhất là nuôi con nhỏ, 2 đứa nhà tôi tháng nào cũng ho, viêm xoang, thương con muốn chuyển đi nơi khác nhưng chẳng có điều kiện".

Hơn 10ha ruộng bỏ hoang

Ông Nguyễn Quang Chuyển - Chủ tịch UBND xã Phong Khê cho biết, nghề tái chế, sản xuất giấy ở đây đã có khoảng trăm năm nay. Ban đầu chỉ có vài chục hộ làm, nhưng dần thấy làm giấy có lãi, nhiều hộ đã đầu tư mua máy về làm với quy mô xưởng ngày càng lớn.

Theo thống kê của xã, hiện cả xã có khoảng 400 doanh nghiệp và hộ sản xuất giấy, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền khoảng 100 tỷ đồng, đang tạo việc làm cho khoảng 6.200 lao động, nộp ngân sách xã khoảng 60 tỷ đồng/năm. Ông Chuyển thừa nhận giá trị kinh tế mà nghề sản xuất giấy mang lại cho người dân nơi đây rất lớn và trong xã đã có nhiều tỷ phú từ nghề này. Nhưng hậu quả về môi trường để lại cũng vô cùng nặng nề. Hầu hết các ao, hồ, sông, kênh mương quanh khu vực xã đều ô nhiễm rất nặng.

Theo ông Chuyển, TP. Bắc Ninh đã lập dự án xử lý nước thải, dự kiến năm 2013 sẽ đi vào hoạt động, hy vọng sẽ giải quyết được phần nào ô nhiễm ở đây.

Thực tế, nguồn nước ô nhiễm liên tục đổ ra trong nhiều năm nay đã làm cho hơn 10ha ruộng cấy lúa ở đây bị ô nhiễm không thể cấy, trồng được. Chỉ những thửa ruộng đang biến thành nơi đổ nước thải và chỉ còn vài cây cỏ lác sống được, bà Lê Thị Thanh, thôn Đào Xá, xã Phong Khê xót xa: "Tấc đất, tấc vàng. Làm nông thấy đất "chết", ai chẳng xót, nhưng chúng tôi kiến nghị mãi mà chẳng thấy xã, thành phố giải quyết. Cứ đà này vài năm nữa cánh đồng này chỉ còn là bãi rác...".

Ông Chuyển cho hay: Hàng năm, Bộ TNMT, Sở KHCN và TNMT Bắc Ninh đều về lấy mẫu để xem xét, nhưng không hiểu sao không thấy gửi kết quả về cho xã. "Để giải quyết dứt điểm ô nhiễm thì không thể, hiện xã đang thành lập tổ thu gom rác, mỗi tuần gom một lần.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem