Bài 2: Người dân Thủ Thiêm "ở trọ" ngay trên ngôi nhà của mình

Hồ Văn Chủ nhật, ngày 26/05/2019 09:00 AM (GMT+7)
Họ từng là những cư dân thành thị, có nhà cửa như bao người khác. Nhưng rồi quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới (ĐTM) Thủ Thiêm đã đẩy họ ra đường, trở thành những người vô gia cư. Số đông tứ tán mọi phương, số ít bám trụ và "ở trọ" ngay trên chính ngôi nhà của mình, số khác tạm cư trong những ngôi nhà xập xệ.
Bình luận 0

Trái ngược với tình cảnh đó là những khu phố sầm uất, khu biệt thự hoành tráng được xây ngay trên chính phần đất bị thu hồi của cư dân Thủ Thiêm. Còn gì đau lòng và chua xót hơn!

Đề nghị đưa vấn đề Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội

Sáng 7/5, đơn vị 7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM), ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó chánh án TAND TP.HCM) tiếp xúc cử tri quận 2 trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

img

Vấn đề Thủ Thiêm đã trở thành nội dung chính của các buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: H.V

Bà Lê Thị The (ngụ phường Bình An) được mời phát biểu, bà đề nghị các đại biểu Quốc hội phải sớm giải quyết các khiếu nại của 115 hộ dân đã ra Hà Nội khiếu kiện và đề nghị Thanh tra Chính phủ phải lập đoàn để thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. "Cô Quyết Tâm làm Chủ tịch HĐND cả chục năm qua không giải quyết được cho dân thì người mới lên thay phải làm cho được", bà The nói.

Còn  cử tri Trương Văn Sinh đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát ngày, giờ nào UBND thành phố tổ chức đối thoại người dân theo chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình để báo cáo Chính phủ trước ngày 1/6. Ông cho rằng thông báo 1483 của Thanh tra Chính phủ chỉ kết luận 4,3 ha ở khu phố 1, phường Bình An (quận 2) nằm ngoài ranh quy hoạch là không đúng. Thực tế diện tích đất nằm ngoài ranh quy hoạch lớn hơn rất nhiều.

Nhắc lại nguyên nhân khiếu kiện là do "chính quyền thành phố làm sai, không giữ chữ tín với người dân", cử tri Trần Thị Mỹ đề nghị làm rõ trách nhiệm của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và SởTài nguyên - Môi trường trong việc tham mưu cho thành phố lấy đất tái định cư cho người dân giao cho các doanh nghiệp làm dự án.

img

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi với cử tri Thủ Thiêm. Ảnh: H.V

Như những cuộc gặp trước, cử tri thay nhau nhắc nguyên nhân dẫn đến "Thủ Thiêm thất thủ" như hôm nay là do thành phố đã làm không đúng quy hoạch ban đầu, do đó thành phố phải sửa sai, phải cầu thị để lấy lại niềm tin cho người dân, phải trả lại 160 ha đất tái định cư; làm rõ vấn đề trong ranh, ngoài ranh quy hoạch; trách nhiệm của các cán bộ phường, quận, sở ngành và thành phố; Thanh tra Chính phủ lập đoàn thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị Thủ Thiêm....

Thay mặt tổ đại biểu, ông Phan Nguyễn Như Khuê  ghi nhận ý kiến của cử tri, ông cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có báo cáo đầy đủ khiếu nại của người dân Thủ Thiêm cho Ủy ban MTTQ Việt Nam, không né tránh. Nhưng vấn đề Thủ Thiêm được đưa thành một nội dung của kỳ họp Quốc hội lần này hay không là do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Trong chương trình làm việc nếu có nội dung giám sát vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các đại biểu đoàn thành phố sẽ chất vấn.

img

Nỗi uất nghẹn tại các buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: H.V.

"Chúng tôi biết bà con rất nóng ruột, đại biểu chúng tôi cũng nóng ruột, vì sự việc đã kéo dài nhiều năm. Nhưng cũng vì nhiều vấn đã xảy ra từ 20 năm trước nên phải được xem xét, đối chiếu kỹ lưỡng", ông Khuê nói và thừa nhận việc giải quyết của thành phố là chậm trễ.

Người dân đứng bên lề "cuộc chơi"

Ngoằn nghèo vượt qua những đám ruộng đầy cỏ lau, những ngôi nhà bị đập phá dang dở, chúng tôi tìm vào nhà vợ chồng ông Huỳnh Văn Lực (SN 1928, là cựu chiến binh, 70 năm tuổi đảng) số B 3/15 Bis KP 1, tổ 16, phường Bình An. Một hình ảnh đau lòng đập vào mắt chúng tôi, tên chiếc giường cụ bà Nguyễn Thị Giáp - vợ ông đang múc từng thìa cháo đút cho ông đang bị bệnh tai biến, liệt hai chân.

img

Bà Nguyễn Thị Giáp quyết bám trụ trong căn nhà tồi tàn của mình. Ảnh: H.V

Theo bà Giáp, nhà của bà hơn 100m2, khi chính quyền quyết định thu hồi thì nói nhà mua năm 2001 nên không được bồi thường. Ông bà đi kêu cứu khắp nơi thì năm 2013 chính quyền ra quyết định điều chỉnh với nội dung: “ … Trường hợp chọn phương thức tái định cư thì được nhận số tiền 9.612.500 đồng, được mua căn hộ chung cư theo giá tái định cư với diện tích tiêu chuẩn là: 7,75m2.. trường hợp nhận trọn gói thì được nhận số tiền là 133.612.500 đồng…”. 

“Chúng tôi dù gần đất xa trời những vẫn quyết bám trụ cho đến cuối đời. Nhà tôi ngoài ranh quy hoạch, không thể ngang nhiên lấy nhà dân như vậy được”, bà Giáp bức xúc nói.

Sống tạm cư ở đây gần 10 năm, gia đình bà Nguyễn Thị Hường có ba căn nhà cấp 4 mặt tiền số 512/52 K đường Trần Não, quận 2. Theo bà Hường, khi bị thu hồi chỉ được đền bù 291 triệu đồng và không có tiêu chuẩn tái định cư. "Chúng tôi kếu cứu khắp nơi thì họ mới cho vào tạm cư, mà khu tạm cư rất tệ hại", bà nói.

Còn gia đình bà Nguyễn Thị Nhung có hơn 500m2 nhà đất nhưng cũng thành người vô gia cư khi bị giải tỏa với giá đền bù 200.000 đồng/m2 và phần hỗ trợ thiệt hạ và tái định cư hơn 500 triệu đồng. Không chấp nhận đền bù nên gia đình bà được phân vào khu tạm cư ở tạm, chờ giải quyết.

Nhiều người thì "ở trọ" tại chính nhà mình, nhưng phần đông cư dân đã tứ tán khắp nơi vì bám trụ không nổi.

Theo Kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM năm 2008, trong quá trình quy hoạch và xây dựng khu ĐTM Thủ Thiêm, đã có nhiều dự án ăn theo Thủ Thiêm lên đến gần 170ha.

Tại 3 phường Bình An, Bình Khánh và  An Lợi Đông có 64 dự án khu dân cư, khu du lịch, văn phòng làm việc... với tổng diện tích 169ha cho các nhà đầu tư. Đáng nói, có 51 dự án có quyết định giao đất của UBND TP.HCM hoặc Thủ tướng sau khi có quyết định 367 của Thủ tướng năm 1996.

Đây chính  là lý do đã khiến diện tích đất của dự án KĐT Thủ Thiêm bị thu hẹp lại, không đủ theo phê duyệt ban đầu của Thủ tướng và cũng là nguyên nhân khiến các khu tái định cư bị dạt ra rìa quận 2…

img

Ông Lê Văn Lung chỉ rõ ranh quy hoạch Khu ĐTM Thủ Thiêm bị biến dạng qua từng năm. Ảnh: H.V

Ông Lê Văn Lung, một cư dân Thủ Thiêm bị giải tỏa trắng cho hay, chính vì quy hoạch “mập mờ”, giao đất cho các dự án ăn theo khiến diện tích khu ĐTM Thủ Thiêm bị thu hẹp. "Từ đó, UBND TP.HCM đã có một quyết định mập mờ, đẩy chúng tôi ra đường, trở thành người vô gia cư với hành trình 10 năm đòi công lý đến kiệt quệ thân xác, khánh kiệt gia sản. Những quy hoạch mập mờ của họ ngay từ đầu đã cố ý đẩy cư dân Thủ Thiêm ra ngoài cuộc chơi, nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân”, ông Lung bức xúc nói.

 

160 ha tái định cư biến mất

Theo như qy hoạch xây dựng Khu ĐTM Thủ Thiêm, Chính phủ quy định dành 160 ha tái định cư gần khu trung tâm hoặc xê dịch gần đó, không được bố trí xa nơi ở cảu dân bị giải tỏa.

Tuy nhiên, UBND TP.HCM đã có những quy hoạch “mập mờ” khi tìm đất bố trí tái định cư rải rác trên nhiều phường khác.  Tại 4 khu đất dành để tái định cư cho KĐTMTT là khu dân cư số 1- 143 ha phường Thạnh Mỹ Lợi, nền đất 50 ha phường Cát Lái, nền đất trong dự án 174 ha phường Thạnh Mỹ Lợi và khu tái định cư 90 ha Nam Rạch Chiếc

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem