Tấm vải hình vuông nhỏ, có những
họa tiết vô cùng sinh động này nằm trong số 20 tấm vải liệm còn tồn tại trên thế
giới, với phần lớn đang được trưng bày trong các bảo tàng như Louvre ở Paris và
Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York.
Theo Piasa, hãng tổ chức đấu giá tấm
vải do nó độc đáo. Tuy nhiên đây là một món hàng rất khó định giá.
Tấm vải liệm Ai Cập có niên đại vào triều đại thứ 18 (1.400-1.300 trước Công nguyên)
Tấm vải liệm đã đi qua một chặng
đường phiêu lưu để tới cuộc đấu giá. Nó đã trải qua tay của tỷ phú Mỹ Arthur
Sachs, người vợ bất hạnh của ông ta và cuối cùng là tình nhân của ông - nhà văn
kiêm chuyên gia xuất bản Jeanne Loviton.
Tấm vải liệm đến được với cuộc đấu
giá sau khi Henri-Pierre Teissedre, Giám đốc hãng Piasa, tìm thấy nó trong khi
đang kiểm kê tài sản trong nhà của Lovition, người đã qua đời hồi năm 1996.
Nhiều chuyên gia đã rất thích thú
khi thấy tấm vải liệm được mang ra bán. Song họ cũng không khỏi kinh ngạc, khi
biết nó được tìm thấy tại nhà riêng của Loviton.
Khi còn sống, Loviton nổi tiếng
trong văn đàn Pháp. Bà là người xuất bản các tác phẩm của Louis-Ferdinand
Celine, cây bút nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Journey to the End of the Night (1932).
Tấm vải liệm được làm từ cùng loại
vải từng được dùng để quấn xác ướp và có niên đại vào khoảng năm 1.400-1.300
trước Công nguyên, thời kỳ được các chuyên gia đánh giá là đỉnh cao của nền văn
minh Ai Cập.
Mang kích cỡ 29x21cm, tấm vải liệm
này vẽ một người đàn ông tên là “Ta-nedjem”, đã qua đời cách đây 3.400 năm. Trong
tranh, Ta-nedjem ngồi trên chiếc ghế màu đen có phần dựa lưng cong cong.
Quần áo và đồ trang sức của người
đàn ông này, cùng với nhiều đồ vật khác cho thấy đây là một người có địa vị. Đằng
sau tấm vải liệm là 2 cột chữ tượng hình.
Theo chuyên gia nghệ thuật Christophe Kunicki,
tấm vải này mang nhiều điểm tương đồng với tấm vải liệm đang được trưng bày tại
Bảo tàng Louvre, cùng một người vẽ nhưng được thể hiện khác nhau.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.