Bán thuốc kê đơn không có đơn sẽ bị phạt

Chủ nhật, ngày 29/12/2013 15:00 PM (GMT+7)
Ngày 31.12.2013, Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực y tế sẽ có hiệu lực. Theo đó, hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ sẽ bị phạt tiền từ 200-500.000 đồng.
Bình luận 0
Tại Mục 3 về hành vi vi phạm hành chính về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, có 11 điều thuộc lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và sử dụng thuốc.

Theo đó, các cơ sở kinh doanh thuốc sẽ bị xử phạt từ 3-8 triệu với các hành vi vi phạm: người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện ủy quyền hoặc cử người thay thế; Sản xuất, bán buôn, bán lẻ, làm dịch vụ bảo quản, làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc không có giấy chứng nhận thực hành tốt hoặc giấy chứng nhận thực hành tốt đã hết thời hạn có hiệu lực; Không thực hiện việc mở sổ hoặc không sử dụng phương tiện để theo dõi hoạt động mua thuốc, bán thuốc theo quy định của pháp luật.

 Bán thuốc không đúng giá kê khai sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng
Bán thuốc không đúng giá kê khai sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.

Phạt từ 5-20 triệu đối với cơ sở kinh doanh thuốc không có hoặc bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược; Kinh doanh thuốc không có hoặc bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; Giả mạo, thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, bằng cấp chuyên môn có liên quan hoặc giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; Kinh doanh thuốc không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;…

Ngoài ra còn có hành vi phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược và quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 1-3 tháng;

Các hành vi vi phạm về đăng ký thuốc có thể bị phạt cao nhất đến 20 triệu đồng đối với các hành vi Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trường hợp thuốc đã bị nước xuất xứ hoặc nước có liên quan rút số đăng ký và bị ngừng lưu hành vì lý do chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc; Cung cấp hồ sơ, dữ liệu, thông tin liên quan đến hồ sơ kỹ thuật bao gồm hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp sản xuất, độ ổn định mà không dựa trên cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc, cung cấp hồ sơ đăng ký thuốc không đúng theo quy định của pháp luật; Nộp mẫu thuốc đăng ký không phải do chính cơ sở nghiên cứu hoặc cơ sở sản xuất ghi trong hồ sơ đăng ký thuốc…

Các hành vi không thu hồi thuốc không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng. Còn hành vi sản xuất thuốc không có số đăng ký để đưa ra lưu hành, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn để sản xuất thuốc có thể bị phạt từ 50-70 triệu đồng.

Còn hành vi bán thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị phạt tới 50 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược…

Các hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc cũng bị phạt tiền khá cao từ 40-50 triệu đồng khi cơ sở, cá nhân: Nhập khẩu thuốc chưa được phép lưu hành; Nhập khẩu thuốc sau khi nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường; Nhập khẩu thuốc có hạn dùng không đúng quy định về hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế; Không thu hồi hoặc không phối hợp thu hồi thuốc không bảo đảm chất lượng, an toàn mà cơ sở nhập khẩu đã biết theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Các hành vi không kê khai, kê khai không đầy đủ giá thuốc, bán thuốc giá cao hơn giá kê khai, không thông báo giá cho khách hàng cũng sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng.
Diệu Linh (Diệu Linh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem