Bán tín chỉ carbon
-
Công ty Cổ phần Net Zero Carbon đã mua tín chỉ carbon đầu tiên trong ngành sản xuất lúa tại tỉnh Đắk Lắk. Đây cũng là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo, nhằm gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân.
-
Mục đích chính của Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa ở ĐBSCL không phải để bán tín chỉ carbon kiếm lời. Đang có nhiều doanh nghiệp nói quá, hoặc làm nhiễu thông tin về tín chỉ carbon từ lúa mà thực chất là đi kinh doanh vật tư nông nghiệp.
-
Với tham vọng phát triển thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam tiến gần hơn và bắt kịp với xu hướng của thế giới trong việc tham gia mua bán, trao đổi, chuyển nhượng lượng khí thải hay thương mại tín chỉ giảm phát thải.
-
Trồng lúa để bán sản phẩm chính (lúa, gạo) và phụ phẩm (rơm, cám, trấu…) là chuyện đã quá quen thuộc với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, với Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh, nông dân trồng lúa còn có cơ hội thu tiền đô từ bán tín chỉ carbon.
-
Theo PGS-TSTrần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) Việt Nam đang rất tích cực trong việc hình thành thị trường carbon, có lộ trình rõ ràng, đang bắt kịp với xu thế của thế giới và đối với carbon rừng cũng không nằm ngoài lộ trình đó.
-
Một trong những “luật chơi” mới mà thị trường đang đòi hỏi cấp thiết ở các sản phẩm nông sản hiện nay là tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải chuyển đổi xanh ngay từ bây giờ để tìm cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
Năm 2023, lần đầu tiên trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam đã hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng thành công lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn carbon cho Quỹ Đối tác carbon thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn CO2, tương đương 51,5 triệu USD (gần 1.200 tỷ đồng).
-
Quảng Bình dành 80 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon để chi trả cho các chủ rừng, gồm: hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, tổ chức và Ủy ban nhân dân xã... phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng.
-
Năm 2023, Quảng Bình nhận được hơn 82,4 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon. Đây là lần đầu tiên tỉnh này cùng 5 tỉnh Bắc Trung Bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng.