Ông Tiến cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải sớm bán vốn Sabeco, Habeco, Vinamilk và đối với 10 doanh nghiệp của SCIC. Riêng Vinamilk phải tiến hành thoái vốn trong năm nay, 9 doanh nghiệp còn lại lên kế hoạch thực hiện trong năm nay và năm sau.
Trình tự là phải công khai minh bạch, đúng quy định và đảm bảo lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư. Bán có trình tự, lộ trình phù hợp với nguyên tắc lợi ích nhà nước được cao nhất. Thẩm quyền do SCIC trình phương án. Bán như thế nào, bao nhiêu thì SCIC sẽ báo cáo Bộ Tài chính và phải đảm bảo tránh vấn đề bất ổn của thị trường.
Ông Đặng Quyết Tiến – Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính
“Từ nay tới cuối năm thời gian không còn nhiều làm sao phải làm được việc Chính phủ giao. Thủ tướng giao là phải làm, nếu không hoàn thành thì Chủ tịch SCIC phải giải trình trước Chính phủ nguyên nhân vì sao lại chậm trễ”, ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, muốn bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này, cần phải thuê tư vấn, tính toán lại, lấy giá trên thị trường chứng khoán tham khảo xây dựng giá khởi điểm, có sự giám sát chặt chẽ của các bộ ngành thì các doanh nghiệp lớn sẽ bán được giá hợp lý nhất.
Đối với Vinamilk, phải kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước. SCIC phải nghiên cứu quy trình, trong đó có mời chào các nhà đầu tư quốc tế. Thực tế, quy mô của Vinamilk rất lớn, ứơc tính cách đây khoảng 2- 3 tuần thì cũng khoảng hơn 100.000 tỷ. Nếu bán hết thì nhà đầu tư trong nước không đủ sức mua hết nên cần có nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tất nhiên, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tham gia đấu giá và chỉ chọn nhà đầu tư trả giá cao nhất. “Vinamilk là thương hiệu có giá trị, mặc khác lại liên tục đổi mới sáng tạo. Ngoài giá trị thương hiệu, giá trị phát triển và tầm nhìn trong tương lai của Vinamilk cũng cần được đánh giá cụ thể và đầy đủ. Do đó, đánh giá thương hiệu của Vinamilk là phải đánh giá trong khu vực và thế giới. Rõ ràng cần có tư vấn quốc tế để đánh giá giá trị của thương hiệu Vinamilk”, ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, vừa qua một số đơn vị cũng đã tiến hành thoái vốn như Tổng công ty máy nông nghiệp, một số Tổng công ty xây dựng… khi tiến hành thoái vốn đều thu được giá trị cao hơn giá khởi điểm. Tính đến tháng 8.2016 so với mục tiêu cổ phẩn hóa là hơn 1.000 doanh nghiệp thì cũng đạt được hơn 90%, tức là vẫn đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cái chúng ta quan tâm là chất lượng cổ phần hóa.
Hiện chất lượng cổ phần hóa còn chậm, đặc biệt là Sabeco, Habeco từ ngày cổ phần hóa 7 – 8 năm không niêm yết, nội bộ còn lình xình. Hay cổ phần hóa thua lỗ như Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên. Ngoài ra, tỷ lệ bán vốn, rất nhiều doanh nghiệp lớn IPO không bán được vốn. Nếu không bán được vốn thì cổ phần hóa chỉ là hình thức ban đầu.
Ông Tiến cũng cho biết, nguyên nhân khách quan là thị trường chứng khoán, thị trường vốn và do tác động tăng trưởng kinh tế thế giới chậm, khó khăn của nội tại nền kinh tế nên dòng vốn hạn chế, không thể bán được như mong muốn. “Nguyên nhân quan trọng nhất là bộ máy chưa quyết liệt. Khi cổ phần hóa là phải cổ phần hóa triệt để, đưa về SCIC, phải niêm yết…nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm được. Nhiều lãnh đạo còn tâm tư, bán hết vốn thì ở đâu. Đang ở ô tô, máy lạnh, sau một ngày IPO là lại quay về cơ quan chủ quản hay nghỉ hưu. Quyền mất đi là có nên các lãnh đạo doanh nghiệp hụt hẫng , bản thân người ta khi làm đều tính phương án làm sao ở lại hoặc có ít nhiều có lợi ích ở đó dẫn tới chậm cổ phần hóa”, ông Tiến nói.
Nhiều lãnh đạo còn tâm tư, bán hết vốn thì ở đâu. Đang ở ô tô, máy lạnh, sau một ngày IPO là lại quay về cơ quan chủ quản hay nghỉ hưu. Quyền mất đi là có nên các lãnh đạo doanh nghiệp hụt hẫng , bản thân người ta khi làm đều tính phương án làm sao ở lại hoặc có ít nhiều có lợi ích ở đó dẫn tới chậm cổ phần hóa”, ông Tiến nói.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.