Cận cảnh Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh

Vũ Thượng Thứ bảy, ngày 13/07/2024 05:31 AM (GMT+7)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 73 ngày 18/1/2024 công nhận 29 Bảo vật quốc gia. Trong đó có bộ sưu tập cột kinh Phật thời nhà Đinh được làm bằng đá, niên đại thế kỷ thứ X, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình.
Bình luận 0

Ninh Bình vùng đất cổ "sơn kỳ thủy tú"

Dẫn phóng viên Dân Việt đi tham quan Bảo tàng tỉnh Ninh Bình, thuyết minh viên Nguyễn Thị Tình giới thiệu: "Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tái thành lập năm 1992, được thiết kế 3 tầng như một đóa sen nổi lên giữa non xanh, nước biếc.

Clip: Cột kinh Phật thời Đinh hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình

Với diện tích 1.200m2 sử dụng, thông qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật, Bảo tàng tỉnh Ninh Bình đã phản ánh sinh động quá trình dựng nước, giữ nước oanh liệt của nhân dân Việt Nam nói chung, của nhân dân Ninh Bình nói riêng.

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 1.

Bảo tàng tỉnh Ninh Bình, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá qua các thời kỳ. Ảnh: Vũ Thượng

Cụ thể, gian khánh tiết ở tầng 1, vị trí trang trọng nhất đặt tượng Bác Hồ bằng đá xanh nguyên khối. Bức phù điêu phía sau miêu tả hình sông Vân núi Thúy - biểu tượng của mảnh đất Ninh Bình;

Hai bên có phù điêu miêu tả Vua Đinh Tiên Hoàng từ thuở ấu thơ cờ lau tập trận đến ngày hoàn thành đại nghiệp thống nhất 12 sứ quân lên ngôi Hoàng đế, và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Ninh Bình qua các thời đại.

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 2.

Thuyết minh viên Nguyễn Thị Tình giới thiệu về Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tới Dân Việt. Ảnh: Vũ Thượng

Người dân và du khách lên tầng 2 là nơi trưng bày Ninh Bình trong kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng thời, tại đây còn tái hiện sinh động, khách quan những mốc son lịch sử chói ngời của quân dân Ninh Bình trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại.

Ngoài phần trưng bày cố định, bảo tàng Ninh Bình còn trưng bày chuyên đề "Đá chủ quyền Trường Sa" với 21 phiến đá mang tên 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa và một số hình ảnh về đời sống của nhân dân và các chiến sỹ Hải quân trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 3.

Cột kinh Phật bằng đá, cùng nhiều viên gạch, mái ngói...đang trưng bày tại Bảo tàng Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Tầng 3 trưng bày về lịch sử, mảnh đất, con người, đời sống văn hóa, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Ninh Bình trước khi có Đảng. Với các tài liệu, hiện vật đặc sắc, phong phú đã minh chứng, Ninh Bình là một vùng đất cổ, "sơn kỳ thủy tú". Đặc biệt, Ninh Bình là Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời kỳ nhà Lý.

Cột kinh Phật, hiện vật giàu giá trí

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Khang-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Ninh Bình chia sẻ: "Bảo tàng đang lưu giữ bộ sưu tập cột kinh Phật thời Đinh, niên đại thế kỷ thứ X. Đây là cột kinh Phật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia".

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 4.

Cột kinh Phật thời Đinh là Bảo vật quốc gia. Ảnh: Vũ Thượng

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 5.

Mỗi cột kinh Phật được lắp ghép từ 6 phần, trong đó mỗi bộ phận đều có chức năng riêng biệt. Ảnh: Vũ Thượng

Được biết, cột kinh Phật thời Đinh đang lưu giữ tại Bảo tàng Ninh BÌnh được phát hiện lần đầu vào năm 1963, tại các cuộc khai quật khảo cổ học ở ven bờ phải sông Hoàng Long và vùng ngoại thành kinh đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình).

Các Cột kinh Phật này do Nam Việt vương Đinh Khuông Liễn (con trai trưởng vua Đinh Tiên Hoàng) cho dựng. Cột kinh Phật được làm bằng đá, trên các mặt thân cột khắc văn tự chữ Hán. Số chữ Hán trên mỗi cột khoảng từ 545 đến 563 chữ. Qua nghiên cứu, đây là những bản văn tự cổ nhất và duy nhất từ thời nhà Đinh còn lại.

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 6.

Trên các mặt thân cột khắc chữ Hán. Ảnh: Vũ Thượng

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 7.

Cột kinh Phật được làm bằng đá. Ảnh: Vũ Thượng

Bộ sưu tập này gồm 49 đơn vị hiện vật với 29 số kiểm kê (gồm cột kinh và những bộ phận của cột kinh được chế tác từ đá, nặng gần 120kg). Các bộ phận được lắp gá với nhau bằng hệ thống mộng ngõng, không chất phụ gia kết dính, không sử dụng chằng buộc hay vật liệu chống đỡ khác, được dựng thẳng đứng trên mặt đất.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, bộ sưu tập Cột kinh Phật thời Đinh là các hiện vật gốc độc bản, không trùng lặp và có hình thức độc đáo, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa.

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 8.

Cột kinh Phật được đặt ở vị trí "đắc địa" tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Mỗi cột kinh được lắp ghép từ 6 phần, trong đó mỗi bộ phận đều có chức năng riêng biệt, có hình khối, tỉ lệ hài hòa, có sự chuyển đổi khối hình và đường nét mềm mại giữa các bộ phận. Điều độc đáo trong việc ghép mộng để dựng cột kinh không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mà cần cả tư duy, thẩm mỹ, bàn tay khéo léo của người thợ.

Bảo vật quốc gia là một cột kinh Phật 1.000 năm tuổi, có từ thời nhà Đinh, nhìn cận cảnh, có clip- Ảnh 9.

Tượng Đinh Tiên Hoàng Đế được đặt bên cạnh các cột kinh Phật. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Nguyễn Xuân Khang- Giám đốc Bảo tàng tỉnh Ninh Bình cho biết: "Các cột kinh Phật giúp làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử quan trọng của thời Đinh - Tiền Lê thế kỷ thứ X và các nhân vật trong lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo".

"Ngoài bảo tồn, gìn giữ, thời gian tới bảo tàng sẽ đẩy mạnh phát huy giá trị Bảo vật quốc gia qua việc trưng bày Bộ sưu tập cột kinh Phật này, nhằm phổ biến rộng rãi và làm rõ hơn những nét độc đáo tiêu biểu của kinh đô Hoa Lư do vua Đinh, vua Lê xây dựng ở thế kỷ thứ X đến đông đảo người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ", ông Khang nói.

Được biết, tỉnh Ninh Bình đang sở hữu 6 Bảo vật quốc gia gồm: Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ; Long sàng trước Bái đường, Long sàng trước Nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Bộ Phủ Việt đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Bộ Phủ Việt đền thờ vua Lê Đại Hành và Bộ sưu tập Cột kinh Phật thời Đinh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem