Bắt cây trồng, vật nuôi lên tiếng, thanh niên nông thôn thu tiền mỏi tay

Trần Đáng Thứ hai, ngày 05/07/2021 10:47 AM (GMT+7)
Canh tác thông minh bằng ứng dụng công nghệ số trên vật nuôi cây trồng đang là xu hướng của những thanh niên ở nông thôn.
Bình luận 0

Tại xã An Hữu (huyện Cái Bè, Tiền Giang), anh Nguyễn Khoa đã ứng dụng công nghệ số hóa cho vườn ớt châu Phi rộng 3.000m2.

Bắt cây trồng, vật nuôi lên tiếng, thanh niên nông thôn thu tiền mỏi tay - Ảnh 1.

Bộ vi xử lý ứng dụng công nghệ số trong trồng ớt tại vườn của anh Khoa. (Ảnh: Trần Đáng)

Ứng dụng công nghệ số vật nuôi, cây trồng

Anh Khoa cho biết, số tiền đầu tư để số hóa vườn ớt không lớn, nhưng hiệu quả mang lại rất mỹ mãn.

Giờ đây với hệ thống vi điều khiển chỉ cần một thao tác trên điện thoại, anh Khoa có thể biết tận gốc rễ, kẽ lá vườn ớt muốn gì.

Theo đó, khắp trên mảnh đất vườn ớt, anh Khoa lắp đặt những thanh cảm biến.

Nhờ những thanh cảm biến này, hệ thống vi điều khiển sẽ ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ phân trong đất…

Thậm chí, hệ thống điều khiển dự báo thời tiết những ngày sắp tới để nông dân chủ động tưới nước.

Sau khi ghi nhận những thông số trong vườn, hệ thống vi điều khiển này sẽ tính toán mức độ tưới nước, bón phân cho vườn ớt.

Và chỉ cần một thao tác trên smartphone, với sự hỗ trợ của hệ thống tưới, anh Khoa có thể tưới nước, bón phân, xịt thuốc trừ sâu cho vườn ớt.

"Hệ thống vi điều khiển này gồm các bộ phận: Cảm biến, Flics giữa wifi và Buetooth. Một cầu nối giữa wifi và Bluetooth sẽ upload thông tin lên internet bằng vi điều khiển. Công nghệ số hóa này sẽ làm thay hoàn toàn cho nông dân khi sản xuất", anh Khoa chia sẻ.

Bắt cây trồng, vật nuôi lên tiếng, thanh niên nông thôn thu tiền mỏi tay - Ảnh 3.

Một cảm biến được lắp đặt trong vườn ớt được ứng dụng công nghệ số của anh Khoa. (Ảnh: Trần Đáng)

Anh khoa cho biết, ứng dụng công nghệ số hóa cho vườn ớt, đã đem lại năng suất rất cao. Sau 3 tháng trồng, vườn ớt cho năng suất hơn 3 tấn trái.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số cũng không ghi nhận hiện tượng sâu bệnh trên vườn ớt.

Tương tự, tại TP.Tân An (Long An), anh Hồ Nhuận Đăng Sơn đã ứng dụng công nghệ Blockchain vào ương cá kiểng.

Theo anh Sơn, khi ứng dụng công nghệ Blockchain vào quy trình ương giống cá kiểng sẽ tạo đầy đủ các dữ liệu cơ sở.

Từ những dữ liệu cơ sở này, anh Sơn sẽ thu thập được nhiều dữ liệu khác sâu hơn về ương giống cá kiểng.

Hệ thống số này sẽ tạo thành chuỗi cơ sở dữ liệu từ đầu vào đến đầu ra trong quy trình ương giống.

"Công nghệ này hoạt động quản lý dữ liệu từ cá mẹ, đến cá giống thành phẩm. Thậm chí, khi cá giống được bán ra thị trường mình vẫn theo dõi thông tin về cá được", anh Sơn chia sẻ.

Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain còn rút ngắn thời gian ương giống cá.

"Nếu mò mẫm theo phương pháp thử size như truyền thống để ương cá sẽ mất rất nhiều thời gian", anh Sơn chia sẻ.

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ số để ương giống cá kiểng giúp cho tỷ lệ cá đẻ, đậu thai và nuôi con cao hơn.

Bắt cây trồng, vật nuôi lên tiếng, thanh niên nông thôn thu tiền mỏi tay - Ảnh 4.

Anh Sơn (phải) trong khu ương cá kiểng ứng dụng công nghệ số. (Ảnh: Trần Đáng)

Ứng dụng công nghệ số cho thấy lợi nhuận đạt 300% ở khâu sản xuất giống và 200% ở khâu nuôi thương phẩm.

Tiền Giang ứng dụng công nghệ số cho OCOP

Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, hiện tỉnh Tiền Giang đang có kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) trên hệ thống Blockchain.

Ông Trần Hoàng Nhật Nam, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, Sở đã phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất hoạt động số hóa, truy xuất nguồn gốc, chống giả và quảng bá sản phẩm OCOP trên hệ thống Blockchain là Sanocop.vn (Sàn OCOP) và Congocop.vn (Cổng OCOP).

Cũng theo Sở NNPTNT, mỗi chủ thể tham gia là chủ sở hữu hợp pháp của sản phẩm có tài khoản Blockchain, giúp giám sát và quản lý thông tin thuận lợi, dễ dàng.

Cơ quan quản lý Nhà nước cũng giám sát, quản lý tình trạng phát triển và thương mại của những sản phẩm OCOP, từ đó sẽ có những số liệu phân tích đưa ra phương án hỗ trợ kịp thời cho chủ thể tham gia.

Bắt cây trồng, vật nuôi lên tiếng, thanh niên nông thôn thu tiền mỏi tay - Ảnh 5.

Vườn ớt ứng dụng công nghệ số của anh Khoa. (Ảnh: Trần Đáng)

 

Thông tin sản phẩm tham gia Sàn OCOP sẽ được kết nối với những Cổng thương mại và xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế…


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem