Nuôi ong mật

Chủ nhật, ngày 31/10/2010 07:29 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Trên thế giới, nuôi ong mật là một nghề phổ biến. Hàng loạt hiệp hội nuôi ong mật đã được thành lập. Nhiều quốc gia còn có riêng những tạp chí về ong mật ra hàng tháng.
Bình luận 0
img
Nuôi ong không tốn công, tốn đất nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh đức

Ở Việt Nam, nghề nuôi ong mật cũng đã có từ lâu.?Ngày xưa, các cụ đã biết đưa ong từ rừng về nuôi trong nhà. Dù thùng nuôi và kỹ thuật chăm sóc còn đơn sơ nhưng do ong dễ nuôi nên rất nhiều gia đình ở miền núi vẫn duy trì việc nuôi ong trong các đố cây treo ở đầu nhà.?Họ nuôi như làm cảnh nhưng lại có thu nhập...

Việc đưa ong xuống đồng bằng Bắc bộ được khởi xướng rầm rộ từ năm 1960. Nuôi ong không tốn đất. Chúng ta không phải trồng cây làm thức ăn cho ong.?Còn chỗ đặt tổ thì quá dễ, ta có thể tận dụng mọi chỗ chứ không cần quy hoạch thành những vùng riêng.

Dụng cụ nuôi ong lại càng đơn giản, bà con có thể tự làm từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương.?Nuôi ong cũng tốn ít sức lực. Người già và trẻ em đều có thể tham gia nuôi ong.?Chỉ có điều, ta phải nắm vững kỹ thuật khi tiến hành nuôi thì kết quả mới cao được.

Ong cho chúng ta nhiều sản phẩm tuyệt vời. Trước hết phải kể tới mật.?Mật ong chủ yếu là đường glucô và đường freetoo - loại đường tốt nhất cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn có nhiều loại vitamin và các chất khoáng, các enzim, các hoóc môn sinh trưởng. Nó là vị thuốc bổ cho mọi lứa tuổi. Ngoài ra, ong còn cho phấn hoa.

Phấn hoa chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thụ và tăng khả năng đề kháng bệnh tật cho con người. Hàng vạn ong thợ còn tiết ra một chất tuyệt hảo để nuôi con ong chúa. Sữa chúa có thành phần các chất dinh dưỡng rất cao và còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh về truyền nhiễm, viêm khớp, tim mạch, gan...

Nuôi ong ta còn thu được sáp ong và keo ong dùng trong công nghiệp và dược liệu.?Nhưng phải kể tới một cái lợi không tính được bằng tiền đó là ong đã làm tăng năng suất cho cây trồng. Nó thụ phấn cho tất cả các loại cây trong vùng. Một nhà nuôi ong lại làm lợi cho nhiều nhà.?Trung bình, ong làm tăng năng suất lên 20%.

Để nuôi ong, chúng phải hiểu về đời sống của nó. Ong sống theo đàn và tuân thủ kỷ luật rất nghiêm ngặt. Đàn ong có 2 loại: Ong chúa, ong đực và ong thợ.?Mỗi loại đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt: Ong chúa được cả đàn chăm lo nuôi dưỡng và chỉ làm một việc là đẻ trứng để duy trì nòi giống.

Một ngày đêm nó có thể đẻ tới gần 1.000 trứng; ong đực chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa. Giao phối xong là chết! Hàng vạn ong còn lại là ong thợ. Chúng làm tất cả mọi việc từ đi kiếm ăn, dọn chuồng, xây tổ, quạt mát cho chúa và bảo vệ “giang sơn” của chúng.?Xã hội loài ong sống rất kỷ luật và cần cù.

Để nuôi ong, bà con cần phải đóng thùng và nắm vững các yêu cầu của ong, phải biết chăm sóc và phòng bệnh cho chúng... Tất cả các nội dung này được trình bày trong cuốn “Nghề nuôi ong” do NXB Nông nghiệp phát hành. Sách chỉ có 50 trang, đọc 1 tiếng là xong và có ngay được một nghề mới - nghề nuôi ong mật. Xin hãy bắt tay ngay vào nuôi ong!

Email: 1001cachlaman@gmail.com
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem