“Bất lực” trước những đề Toán oái oăm “nhất quả đất“

Bình Nguyên (tổng hợp) Thứ ba, ngày 01/07/2014 11:26 AM (GMT+7)
Nhiều đề toán dành cho học sinh tiểu học nhưng vô cùng oái oăm khiến người lớn cũng phải "lắc đầu" chào thua đã gây tranh cãi gay gắt trong cư dân mạng.
Bình luận 0

imgBài toán "đầu cừu đuôi thuyền trưởng" đang gây bão trên cộng đồng mạng những ngày gần đây. Nhiều người cho rằng, bài toán là 1 sai sót trong quá trình ra đề hoặc in ấn nhưng thực tế, đây là một bài toán nghiêm túc và tác giả của nó chính là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực - Nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn.

Tác giả cho biết đây là bài toán khó, nhằm mục đích nâng cao năng lực nhận thức và kĩ năng phát hiện vấn đề của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc kĩ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm bài của các em.

img

Với những đề bài như trên đây, đến người lớn cũng không biết điền gì vào chỗ trống khi chỉ được sử dụng hai phép tính cộng và trừ

img

Bài toán 1 câu d khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán với cách ra đề và cả cách chấm bài của giáo viên khi đưa ra câu hỏi lựa chọn số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80 rồi cho tận 2 đáp án đều phù hợp với điều kiện trên.


img

Chắc chắn nhiều người lớn sẽ "ôm hận" nếu được một học sinh tiểu học hỏi bài toán trong dấu khoanh đỏ trên vì 3 biết trừ bao nhiêu để bằng 4 và 7 biết cộng bao nhiêu để bằng 5?.

imgĐề bài yêu cầu tìm xem có bao nhiêu hình tam giác nhưng cả 3 đáp án đưa ra lại không phải là đáp án chính xác khi người ta còn có thể tìm được hơn 4 hình tam giác trong hình vẽ.

img Đề bài số 2 đưa ra dữ kiện: “Con lợn nặng 45 kg, con chó nhẹ hơn bao gạo 28 kg” và hỏi học sinh “con chó nặng bao nhiêu kilogam?”. Đây quả là một đề toán oái oăm, tương tự như đề toán "đầu cừu đuôi thuyền trưởng" đang gây bão dư luận khi nhiều người đặt câu hỏi không hiểu phải lấy căn cứ gì để tính ra số cân nặng của con chó?.

imgĐề toán được cho là dành cho học sinh lớp 2 gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận. Ở phần trắc nghiệm, có 5 câu hỏi nhưng ở câu 1 và 2, sự rắc rối trong nội dung câu hỏi khiến không ít người phải "vò đầu bứt tai" vì khó hiểu. Không chỉ rắc rối về mặt diễn đạt ở câu hỏi, đáp án bên dưới cũng gây tranh cãi khi nhiều người cho rằng 22 mới là đáp án đúng (10 và 12 có tổng 22). Câu hỏi 2: "Có bao nhiêu số có hai chữ số có tổng của hai chữ số là số nhỏ nhất có hai chữ số" với các đáp án 10 số, 11 số, 8 số, 9 số cũng khó hiểu không kém.
img

Bài toán 7 đưa ra dữ kiện: “Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?”. Ngay lập tức đề toán này được đưa ra "mổ xẻ" với rất nhiều ý kiến tranh luận. Phần lớn đều cho rằng đề ra mập mờ, thiếu logic.Cách đặt câu hỏi khiến học sinh khó mà suy luận được. Cụ thể, có hai vế khiến người đọc đề bài "điên đầu": “Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo” và “Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo” là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả 3 ngày?

img

Một đề toán cưa gỗ khiến nhiều học sinh “cắn bút”, phụ huynh cũng lắc đầu ngán ngẩm khi đề bài ra như sau: Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7 m thành những đoạn dài 1 m. Cứ 12 phút cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ mất bao lâu. Ngay khi xuất hiện trên mạng, bài toán đã gây ra tranh cãi lớn từ cộng đồng mạng khi một số cho rằng cách giải của em học sinh là đúng và thông minh. Một số khách lại cho rằng đáp án của giáo viên mới chuẩn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem