Báu vật quốc gia ngàn năm trị giá hàng nghìn tỷ đồng, 3 lần bị giám định hàng giả, được mua có trăm nghìn đồng

Thứ bảy, ngày 15/08/2020 08:11 AM (GMT+7)
Đây được coi là cổ vật "trắc trở nhất lịch sử thế giới", được người nông dân đem đi bán để lấy tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ, 3 lần bị giám định là hàng giả, được chuyên gia mua lại với giá có hơn trăm nghìn đồng, nhưng hóa ra lại là báu vật quốc gia ngàn năm có giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Bình luận 0

"Vốn là khách từ Bạch Bình Châu, bùa hổ nằm ở thành Trấn Giang." Từ năm 770 đến năm 221 trước công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã xuất hiện "hổ phù" – một dạng thẻ bài điều binh của triều đình thời cổ (báu vật quốc gia). Hổ phù được chia làm hai nửa trái và phải. Một nửa trong số hai phần được cấp cho quan phủ địa phương, nửa còn lại được cất giữ trong triều đình. Không những vậy, tại mỗi địa phương khác nhau lại có hổ phù của riêng mình, các nơi khác không thể chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích hoặc không thể điều binh ở nơi khác. Như vậy có thể đảm bảo sự an toàn trong việc điều binh khiển tướng.

Báu vật quốc gia ngàn năm trị giá hàng nghìn tỷ đồng, 3 lần bị giám định hàng giả, được mua có trăm nghìn đồng - Ảnh 1.

Hiện tại trong bảo tàng Thiểm Tây Trung Quốc có trưng bày một hổ phù từ thời Chiến quốc. Theo các chuyên gia, chiếc hổ phù này là cổ vật văn hóa từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên. Có một điều thú vị mà ít ai biết được rằng, ngoài hổ phù thời Chiến quốc, một chiếc hổ phù khác của thời nhà Tần lại không có được "hảo mệnh" nằm yên ổn trong bảo tàng như vậy. Không những thế, chiếc hổ phù xui xẻo này còn bị các chuyên gia thẩm định nhầm là hàng giả tới 3 lần? Đó hẳn là một câu chuyện dài thú vị về hành trình quy phục của một báu vật quốc gia. Năm 1975, Dương Đông Phong (Yang Dongfeng) cùng dân làng tiến hành san lấp đất dưới sự lạnh đạo của chính quyền địa phương. Phần đất nhỏ mà ông được phân làm vừa hay ngay trước cửa nhà. Sau khi dành rất nhiều thời gian công sức để san bằng khoảnh đất, Dương ĐÔng Phong phát hiện một cái hũ sứ nhỏ chôn vùi trong đất. Ông mở ra xem thấy bên trong vẫn còn một miếng đồng, trông hình dạng giống như một con hổ nhưng cũng hơi giống một con báo

Báu vật quốc gia ngàn năm trị giá hàng nghìn tỷ đồng, 3 lần bị giám định hàng giả, được mua có trăm nghìn đồng - Ảnh 2.

Lúc đó, Dương Đông Phong đã quyết định mang con hổ đồng về nhà. Sau đó, mẹ của ông bị ốm bệnh, cha ông và ông bàn bạc đem miếng đồng đi bán để lấy tiền chưa bệnh cho mẹ. Dương Đông Phong mang miếng đồng tới Bảo tàng Thiểm Tây. Thật không ngờ nhân viên ở đây nói với ông rằng đây là một món đồ không đáng giá, nhiều nhất chỉ có thể bán được vài đồng, các sạp hàng ngoài chợ đều có bán, không phải là một món đồ hiếm có. Tuy nhiên, Dương Đông Phong vẫn cảm thấy không cam tâm, lẩm bẩm cho rằng: Những thứ được đào từ đất ra làm sao không có giá trị được? Hơn nữa, chiếc hũ sứ đựng miếng đồng dường như cũng được làm rất tinh xảo. Sau đó, Dương Đông Phong không cam lòng, lại đi tìm thêm chuyên gia giám định hai, ba lần nữa. Nhưng câu trả lời lần nào cũng giống nhau. Vừa lúc anh cảm thấy thất vọng, buồn bực quay người về nhà thì một nhân viên quản lý trẻ tuổi gọi anh trở lại, tỏ ra có hứng thú với món đồ đồng này.

Báu vật quốc gia ngàn năm trị giá hàng nghìn tỷ đồng, 3 lần bị giám định hàng giả, được mua có trăm nghìn đồng - Ảnh 3.

Viên quản lý này là Trần Tôn Tường (Chen Zunxiang), cũng là một chuyên gia nổi tiếng về tiền xu. Mặc dù vậy, ông cũng không có kinh nghiệm để xác định xem hổ phù này có phải là đồ thật hay không. Nhưng vì cảm động trước lòng hiếu thảo của Dương Đông Phong, Trần Tôn Tường vẫn quyết định dùng gần một tháng lương của mình để mua miếng đồng. Sau đó, một vị chuyên gia khác là Trần Trực (Chen Zhi) nhìn thấy món đồ này có chút đặc biệt, và sau nhiều lần nghiên cứu, ông nói với Trần Tôn Tường rằng nó là báu vật quốc gia ngàn năm. Nhưng đáng tiếc, thứ anh ta mua được chỉ là một phần của hổ phù.

Báu vật quốc gia ngàn năm trị giá hàng nghìn tỷ đồng, 3 lần bị giám định hàng giả, được mua có trăm nghìn đồng - Ảnh 4.

Vì vậy, để chứng minh mọi phán đoán, họ quyết định đến nơi đào được hổ phù để tìm hiểu. Sau khi khảo sát thực địa và mời các chuyên gia khảo cổ học nghiên cứu dòng chữ trên biểu tượng hổ, mọi người đều xác định đó là biểu tượng hổ phù có từ thời nhà Tần. Dòng chữ trên thân hổ nói chi tiết về các yêu cầu và lưu ý đối với việc điều binh. Từ phân tích các nét chữ, cách viết, các chuyên gia khẳng định đây là một chế độ điều binh hoàn chỉnh và thành thục thời nhà Tần. Tuy nhiên điều đáng tiếc là họ mới chỉ tìm thấy một nửa của hổ phù, nửa còn lại không ai biết ở đâu.

Báu vật quốc gia ngàn năm trị giá hàng nghìn tỷ đồng, 3 lần bị giám định hàng giả, được mua có trăm nghìn đồng - Ảnh 5.

Dương Đông Phong phát hiện ra quốc bảo, người phụ trách bảo tàng nhận thấy cuộc sống gia đình của ông gặp khó khăn nên đã trao tặng cho ông một số phần thưởng bằng vật chất. Còn Trần Tôn Tường mặc dù không có chủ tâm, nhưng cũng vì lòng hiếu thảo của Dương Đông Phong mà đã mua lại hổ phù, từ đó tìm được ra giá trị bảo vật, cũng được công nhận một phần công lao.

S.S (NewQQ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem