Đoạn video về các bài bay do Su-57 thực hiện
Đoạn video ghi lại những kiểu bay cực khó của tiêm kích tàng hình Su-57 được hãng RT đăng tải. Theo hình ảnh đượcc ông bố, tiêm kích tàng hình này đã thực hiện nhiều bài bay cực khó, trong đó có cả kiểu bay Cobra.
Dù động tác bay này được Nga giới thiệu có thể nhanh chóng chuyển từ kẻ bị săn đuổi sang tấn công nhưng theo nhận định của một số chuyên gia, nó không giúp gì cho Su-57 trong thực chiến.
Su-57 phóng tên lửa khi bay với vận tốc siêu âm.
Động tác nhào lộn Rắn hổ mang nổi tiếng thường được thực hiện ở độ cao 500 - 1.000 m, tốc độ khoảng 500 km/h. Phi công sẽ kéo hoàn toàn cần lái về phía mình, khi đạt góc nghiêng lực kéo mũi máy bay đến 120 độ thì đẩy cần lái đến gần vị trí trung gian.
Khi máy bay chuyển về góc hướng vận tốc thông thường (25 - 28 độ), phi công lại tiếp tục kéo cần lái về phía mình, thời gian giữ cần điều khiển trong trạng thái siêu giới hạn công kích cần ngắn nhất.
Đây là thời khắc nguy hiểm vì nếu không cảm nhận tốt góc nghiêng, máy bay sẽ lật nhào và rơi. Chính vì nguyên nhân đó, quay máy bay theo trục dọc cần phải đảm bảo đủ sức mạnh và nghị lực, với tốc độ góc tương đối lớn.
Toàn bộ thời gian thực hiện động tác Rắn hổ mang kéo 5 tới 6 giây, thời gian máy bay thực hiện siêu góc góc hướng vận tốc trong khoảng 2,5 đến 3,5 giây.
Tại thời điểm đó, góc trục máy bay đạt từ 70 đến 120 độ , góc hướng vận tốc đạt 80 - 95 độ, tốc độ ước chừng 200 - 220 km/h, thấp hơn hẳn tốc độ bay cực tiểu của Su 27 (khoảng 300 km/h).
Khả năng đột ngột hãm tốc độ và nhấc mũi máy bay lên trong vài giây được cho là sẽ khiến cho tiêm kích của Không quân Nga chiếm giữ ưu thế quan trọng trước các loại chiến đấu cơ của đối thủ.
Kịch bản người Nga đưa ra là khi đang bị tiêm kích đối phương bám đuôi, chiến đấu cơ sẽ bất ngờ thực hiện động tác Cobra, máy bay kéo cao để khiến kẻ địch lỡ đã rồi vọt qua, nó sẽ hoán đổi vị trí từ kẻ đi săn thành bị săn đuổi.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới không đồng tình với nhận định trên, họ cho rằng đây không còn là thời đại của những trận đấu pháo cự ly cực ngắn mà với tên lửa tầm nhiệt thì khoảng cách tối thiểu giữa hai máy bay cũng phải xấp xỉ 1 km, không thể "cắt đuôi" bằng một thao tác như vậy.
Ngoài ra vận tốc nhỏ đi kèm góc hướng lớn thậm chí còn tự đẩy chiếc tiêm kích vào tình huống nguy hiểm, không khác gì một chiếc bia được dựng lên cho kẻ địch tập bắn.
Chính vì vậy, nguồn tin này cho rằng Rắn hổ mang là một sáng tạo trong quá trình bay, nhưng động tác này mang tính trình diễn chứ không phải những kỹ thuật lái có thể ứng dụng trong chiến đấu.
Chi Nguyễn (Báo Đất Việt)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.