Bayer Việt Nam đồng hành cùng chiến lược quốc gia hỗ trợ các nông hộ nhỏ phát triển cây trồng chủ lực

Khánh An Thứ sáu, ngày 18/10/2024 12:41 PM (GMT+7)
Dự án Better Life Farming - Nông nghiệp Tiên phong, Nhà nông Thịnh vượng (BLF) vừa được Bayer ra mắt tại Việt Nam hôm 15/10 nhằm hỗ trợ các nông hộ nhỏ canh tác 2 loại cây trồng chủ lực là cà phê và sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk.
Bình luận 0

Dự án xây dựng dựa trên quan hệ hợp tác công - tư lâu dài giữa Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNGQ), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng nhiều đối tác hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bayer Việt Nam đồng hành cùng chiến lược quốc gia về phát triển cây trồng chủ lực - Ảnh 1.

Dự án Better Life Farming được ra mắt với mục tiêu hỗ trợ các nông hộ nhỏ canh tác 2 loại cây trồng chủ lực là cà phê và sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Nguyên Bảo.

Liên minh hợp tác quốc tế thí điểm hỗ trợ nông dân trồng cà phê và sầu riêng

"Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) phê duyệt ngày 27/10/2022. Đối với sản xuất cà phê, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích cà phê đạt các tiêu chuẩn sản xuất chiếm khoảng 40% trong tổng số 660.000 ha cà phê của Việt Nam, bao gồm 600.000 ha tại khu vực Tây Nguyên. Mục tiêu hướng đến là nâng cao giá trị của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Còn đối với sầu riêng, đề án định hướng phát triển khoảng 65 - 75 ngàn ha, phấn đấu đến năm 2030, sản lượng sầu riêng đạt từ 830 - 950 ngàn tấn. Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk: địa phương hiện có 22.458 ha sầu riêng (diện tích cho thu hoạch trên 9.600 ha), chiếm 43,2% diện tích cây ăn quả.

Bayer Việt Nam đồng hành cùng chiến lược quốc gia về phát triển cây trồng chủ lực - Ảnh 2.

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 22.458 ha sầu riêng, chiếm 43,2% diện tích cây ăn quả. Ảnh: Nguyên Bảo.

Tuy nhiên, để có thể khai thác hết những tiềm năng kinh tế từ hai loại cây trồng này, nhà nông phải vượt qua nhiều thách thức, bao gồm tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, tình hình sâu bệnh hại trên cây, thiếu hụt nguồn nước cho canh tác, chất lượng đất trồng suy giảm.

Đối mặt với những thách thức và yêu cầu từ thị trường, nông dân trồng cà phê và sầu riêng đang tìm kiếm và thử nghiệm những phương thức canh tác hiện đại, bền vững nhằm đáp ứng các yêu cầu về năng suất, sản lượng, chất lượng thu hoạch, đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường, tận dụng hiệu quả và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó còn là việc mở rộng kết nối với các đơn vị thu mua xuất khẩu, tìm kiếm những thị trường tiềm năng để đảm bảo đầu ra và lợi nhuận cũng ngày càng cao.

Trong bối cảnh đó, dự án BLF được kỳ vọng sẽ mang đến sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả với mục tiêu hỗ trợ nông dân trồng cà phê và sầu riêng trở nên vô cùng hữu ích. BLF còn mở rộng mạng lưới hợp tác trong nước và quốc tế nhằm tạo tác động lâu dài cho cộng đồng nhà nông địa phương

BLF được đồng sáng lập bởi Tập đoàn Bayer, Quỹ Tài chính Quốc tế IFC (International Finance Corporation) và Netafim, là một liên minh dựa trên nền tảng hợp tác công – tư đang tiếp tục mở rộng mạng lưới ở cấp độ toàn cầu và quốc gia, bao gồm các đối tác từ khối công đến khối tư và toàn chuỗi giá trị nông nghiệp. Liên minh cam kết mang đến các giải pháp nông nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng nhà nông.

Tại Việt Nam, sáng kiến này đã thu hút thành công sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan ban ngành, bao gồm Quỹ Tài chính Quốc tế (IFC); Netafim - Nhánh Nông nghiệp Chính xác của Orbia, công ty hàng đầu thế giới về hệ thống tưới tiêu, Netafilm tiên phong trong các giải pháp nông nghiệp chính xác nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nước, diện tích dất trồng thu hẹp, sản lượng lương thực giảm sút; Yara – Thương hiệu phân bón toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cây trồng hàng đầu tại Việt Nam, tối ưu hóa năng suất, phát triển cây trồng khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe đất; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) thuộc Bộ NN&PTNT, và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI).

Bayer Việt Nam đồng hành cùng chiến lược quốc gia về phát triển cây trồng chủ lực - Ảnh 3.

Better Life Farming được đồng sáng lập bởi Tập đoàn Bayer, Quỹ Tài chính Quốc tế IFC và Netafim. Ảnh: Nguyên Bảo.

Trong khuôn khổ dự án này, Bayer Việt Nam và TTKNQG đã ký kết biên bản ghi nhớ, cam kết cùng hợp tác phát triển ngành hàng sầu riêng và cà phê tại Việt Nam, theo định hướng và chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt phát triển các loại cây trồng chủ lực, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

Bộ giải pháp "Bội thu Sầu riêng và Bội thu Cà phê"

Một trong những giải pháp quan trọng Bayer mang đến với dự án BLF tại Việt Nam là Bộ giải pháp Bội thu, bao gồm Bội thu Sầu riêng và Bội thu Cà phê, giúp hỗ trợ quản lý sức khỏe cây trồng, chống lại các bệnh do nấm, như bệnh thối trái do nấm Phytophthora ở sầu riêng, cũng như côn trùng gây hại và cỏ dại, đồng thời chăm sóc rễ cây, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, cho năng suất cao. 

Khi áp dụng bộ giải pháp đúng cách, nông dân có thể quản lý hiệu quả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo trái thu hoạch đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng khi xuất khẩu, qua đó xây dựng thương hiệu và giá trị cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các giải pháp này đã được WASI thẩm định về mặt kỹ thuật và được triển khai thành công trên nhiều mô hình canh tác, và được nông dân địa phương đánh giá cao về hiệu quả. Trong năm nay, một số vườn sầu riêng của nông dân tại Đắk Nông đã áp dụng thử nghiệm bộ giải pháp của Bayer kết hợp cùng các phương pháp canh tác hiện đại và thu được kết quả rất khả quan: sâu bệnh nấm giảm 80 - 90%, sản lượng tăng khoảng gần 20%, ước tính đạt 20 tấn/ha, chất lượng trái sầu riêng đồng đều và ổn hơn, trái loại A chiếm 70 - 80% so với năm trước.

Bên cạnh đó, Bayer cũng triển khai thí điểm giải pháp tư vấn nông học trực tuyến qua tài khoản Zalo "Tư vấn sầu riêng cùng Bayer" dành cho nông dân trồng sầu riêng, với đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp cho nông dân những thắc mắc về tình hình dịch hại, cách chăm sóc vườn, cùng những hướng dẫn theo tình trạng cụ thể và giai đoạn canh tác của vườn. Đặc biệt, thông qua nền tảng này, các nhà nông có thể đăng ký để được chuyên gia đến thăm và tham vấn trực tiếp tại vườn.

Bayer Việt Nam đồng hành cùng chiến lược quốc gia về phát triển cây trồng chủ lực - Ảnh 4.

Bộ giải pháp Bội thu của Bayer giúp nhà nông quản lý hiệu quả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng khi xuất khẩu. Ảnh: Nguyên Bảo.

Ông Kg Krishnamurthy, Giám đốc Nhánh Khoa học Cây trồng của Bayer Việt Nam, cho biết: "Các giải pháp nông học hiệu quả, bao gồm bảo vệ cây trồng, dinh dưỡng và tưới tiêu, là những yếu tố thiết yếu giúp nhà nông canh tác hiệu quả và bền vững, mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật canh tác tiên tiến, chúng tôi còn đẩy mạnh hợp tác và đưa cách tiếp cận mang tính hệ thống nhằm giúp giải quyết các thách thức của nhà nông".

"Thông qua hợp tác từ khối nhà nước, các chuyên gia nông nghiệp, cộng đồng địa phương và các đối tác trong chuỗi giá trị nông nghiệp, chúng ta có thể phát triển các chiến lược toàn diện nhằm đồng hành các nông hộ nhỏ, thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, tạo nên những tác động tích cực và lâu dài", ông Kg Krishnamurthy chia sẻ thêm.

Dự án bao gồm hai yếu tố chính là các Mô hình trình diễn BLF và chuỗi Trung tâm BLF. Mô hình trình diễn BLF sẽ là các vườn cà phê hoặc sầu riêng của nông dân địa phương được áp dụng các giải pháp canh tác hiện đại được Bayer và các đối tác tham gia tư vấn kỹ thuật. Đây cũng sẽ là nơi tham quan tìm hiểu và xác minh tính hiệu quả của các giải pháp, đồng thời là nơi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế giữa những nông dân trong khu vực.

Chuỗi Trung tâm BLF do những doanh nghiệp địa phương vận hành, đóng vai trò là trung tâm cung cấp các giải pháp nông nghiệp toàn diện cho nông dân, tư vấn kiến thức, kỹ thuật, thông tin thị trường và kết nối nhà nông với chuỗi giá trị nông nghiệp.

Trong những giai đoạn phát triển về sau, dự án đặt mục tiêu nâng cao vai trò của chuỗi Trung tâm BLF để mang đến thêm nhiều dịch vụ và chương trình hỗ trợ nhà nông, theo nhu cầu thực tế của từng địa phương, bao gồm các sáng kiến giúp chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ phụ nữ và phát triển các thế hệ kế thừa trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một các toàn diện.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem