Bệnh viện YHCT Nghệ An văn minh, thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng tốt

PV Thứ tư, ngày 19/06/2024 19:31 PM (GMT+7)
Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An sẽ xứng đáng là bệnh viện tuyến cuối về Y học Cổ truyền khu vực Bắc Trung Bộ, xứng đáng với niềm tin của người dân.
Bình luận 0

Top đầu hệ thống y học cổ truyền cả nước

Ngày 7/4/2023, Bộ Y tế đồng ý chủ trương xây dựng Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An là bệnh viện tuyến cuối về Y học cổ truyền trong khu vực. Bệnh viện là 1 trong 7 đơn vị xếp hạng nhất toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Bệnh viện YHCT Nghệ An văn minh, thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng tốt- Ảnh 1.

Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.

Lãnh đạo Bệnh viện cho biết, hiện, bệnh viện có 23 khoa/phòng/trung tâm, với cơ cấu 750 giường bệnh kế hoạch, lượng bệnh nhân điều trị nội trú mỗi ngày trung bình từ 1.200 - 1.400 người.

Đến nay, bệnh viện đã tự chế biến trên 90% dược liệu và sản xuất 37 mặt hàng thuốc từ dược liệu (với dây chuyền có công suất sử dụng 100 kg thuốc/ngày); đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị cho bệnh nhân cả về số lượng và chất lượng.


Bệnh viện YHCT Nghệ An văn minh, thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng tốt- Ảnh 2.

Bí thư Đảng uỷ, GĐ Bệnh viện, BSCKII Hồ Văn Thăng tranh thủ hỏi thăm bệnh nhân trước giờ đi họp. Ảnh: PV

Điều này phản ánh sát với điểm số về chất lượng bệnh viện. Khi năm 2019, điểm quản lý chất lượng (QLCL) bệnh viện chỉ đạt 2.19, thấp nhất trong hệ thống bệnh viện YHCT của cả nước thì chỉ sau có 4 năm, 2023, điểm QLCL Bệnh viện đạt 3.93, xếp vào tốp đầu hệ thống Y học cổ truyền toàn quốc. 

Để có được kết quả này đều phải bắt nguồn từ con người. Trong thời gian đó, bệnh viện tập trung định hướng 'Giáo dục và tư duy' để cán bộ nhân viên nhận thức được vấn đề, thường xuyên tổ chức nhiều hình thức tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh cho cán bộ từ lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa/phòng, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên hành chính và bảo vệ… hướng tới nhân viên bệnh viện xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh thân thiện, đáp ứng sự hài lòng người bệnh.

Thân thiện, hiện đại, văn minh

Bệnh viện thực hiện chương trình 5S, xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, thiết kế cảnh quan, khuôn viên như công viên, tạo cảnh quan môi trường thân thiện, không gian thư giãn cho bệnh nhân, người nhà và tất cả nhân viên bệnh viện… khiến nhiều người đầu tiên tới bệnh viện đều bất ngờ.

Bệnh viện YHCT Nghệ An văn minh, thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng tốt- Ảnh 4.

Bệnh nhân yên tâm với dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An.

Lần đầu tiên đưa người nhà vào viện, bà Nguyễn Thị Thục (thành phố Vinh, Nghệ An) khá bất ngờ trước cơ sở vật chất, dịch vụ của Bệnh viện YHCT Nghệ An. Ngay khi đưa người nhà vào tới cổng bệnh viện đã được nhân viên bệnh viện hướng dẫn và hỗ trợ dìu xuống để vào phòng khám, hỗ trợ làm thủ tục trước khi nhập viện.

Việc bệnh nhân đã từng điều trị tại tuyến trung ương khi về với Bệnh viện YHCT Nghệ An được giải quyết thủ tục nhập viện rất nhanh chóng, tạo tâm lý an tâm thoải mái cho người bệnh.

Bệnh viện YHCT Nghệ An văn minh, thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng tốt- Ảnh 5.

Chất lượng phục vụ người bệnh của Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An rất tốt.

Được biết, Bệnh viện YHCT Nghệ An trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy điện châm đa năng thay thế phương pháp châm cứu; máy sóng xung kích tác dụng chống viêm, giãn cơ giảm đau; máy siêu âm, máy điều trị nhiệt nóng lạnh giúp giãn cơ, giảm sưng viêm; máy kéo giãn cột sống; máy sóng ngắn; máy oxy cao áp... 

Hiện tại, Bệnh viện YHCT Nghệ An đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến như cấy chỉ thẩm mỹ, cấy chỉ giảm mỡ bụng, tiêm xơ búi trĩ, chọc hút dịch, tiêm khớp ngoại vi, điều trị di chứng liệt, các bệnh lý về cơ xương khớp… với những kỹ thuật mũi nhọn chuyên sâu.

Dự kiến, sau khu nhà điều trị 7 tầng với diện tích sàn hơn 8.400 m2 hoàn thành, bệnh viện đủ 1.500 giường đủ tiêu chuẩn, đáp ứng mục tiêu là bệnh viện tuyến cuối về Y dược Cổ truyền khu vực Bắc Trung Bộ. 

Sẽ xứng đáng tuyến cuối Y học cổ truyền khu vực

Người viết bài được dẫn đi tham quan một vòng bệnh viện và rất ấn tượng với khuôn trang của bệnh viện. Bệnh nhân nhập viện điều trị đông nhưng hầu hết đều tâm lý thoải mái, vui vẻ.

 "Ngoài chất lượng khám chữa bệnh, có một điều rất ấn tượng nữa là về truyền thông hình ảnh về bệnh viện. Dường như mỗi cán bộ, y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của bệnh viện đều hết sức ý thức chú trọng giữ gìn hình ảnh trong cư xử, giao tiếp. Việc chủ động giới thiệu về bệnh viện là cách lan tỏa hình ảnh, giá trị của bệnh viện nhanh và hiệu quả nhất. Tôi tin Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An xứng đáng là bệnh viện tuyến cuối về Y học Cổ truyền khu vực Bắc Trung Bộ cũng như cả nước" - nhà báo Ngọc Thọ chia sẻ.

Bệnh viện YHCT Nghệ An thành lập ngày 16/4/1964 tới nay tròn 60 năm. Tên gọi đầu tiên là Bệnh xá Đông y Dân lập quốc trợ với nhiệm vụ tiếp nhận thêm bệnh nhân trong diện bệnh điều trị, gánh vác thêm bệnh nhân các tuyến trạm xá, tuyến huyện và cả những bệnh nhân tai nạn chiến tranh của tuyến đa khoa tỉnh và Trung ương.

Bệnh viện YHCT Nghệ An văn minh, thân thiện, cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng tốt- Ảnh 7.

Y bác sĩ tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An. Trong hình là Khoa Châm cứu Dưỡng sinh.

Ngày 15/6/1966, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định nâng Bệnh xá đông y Nghệ An dân lập quốc trở thành Bệnh viện Đông Y Nghệ An với quy mô 50 giường bệnh, 31 cán bộ, y bác sĩ.

Khi tỉnh Nghệ An sát nhập với tỉnh Hà Tĩnh, bệnh viện đảm nhận trọng trách lớn hơn, đó là khám và điều trị số lượng bệnh nhân của cả hai tỉnh. Bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Y học dân tộc I Nghệ Tĩnh.

Tới 1990 - 1999, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chia tách, Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ Tĩnh I cũng được tách thành "Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ An". Bệnh viện có quy mô 150 giường nội trú, 50 giường ngoại trú và 150 cán bộ. Năm 1997, bệnh viện được UBND tỉnh quyết định nâng lên 200 giường bệnh nội trú, cơ cấu tổ chức gồm 13 khoa/phòng.

Năm 1999, Bộ Y tế có Công văn đổi tên "Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ An" thành "Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An" và tên gọi này giữ nguyên cho đến ngày nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem