Thời trai trẻ cụ Hoàng Văn Cơm chuyên buôn bán hoa trái ra Hải Phòng, năm 1870 trong một lần dự tiệc với người Hoa Kiều tại Hải Phòng, cụ được ăn loại vải ngon nên mang về ba hạt ươm thử tại vườn nhà, do thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, ba hạt đều nảy mầm thành cây, kết quả, có một cây cho quả có hương vị thơm ngon đặc biệt.
Do quả vải này được hái từ cây vải có nguồn gốc ở Thiều Châu - Trung Quốc, do vậy được gọi tên là vải thiều. Từ cây vải quý đó, cụ Hoàng Văn Cơm đã chiết cành nhân rộng ra vườn nhà và tặng cho người thân trong và ngoài xã.
Theo báo Hải Dương, năm nào cây vải tổ cũng cho quả. Năm nhiều khoảng hơn tạ, năm ít cũng một vài chục cân. Quả của cây vải tổ vỏ đỏ hơn các cây khác, nhỏ nhưng cùi dày, bóc ráo nước. Ăn thấy giòn và ngọt, vị đậm đà đọng mãi nơi đầu lưỡi “Mã ngoài như lụa hồng tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm, tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời”.
Hội Kỷ lục Việt Nam, đã trao bằng xác lập kỷ lục cây vải tổ cho UBND huyện Thanh Hà “Cây vải thiều lâu năm nhất (cây vải tổ)".
"Cây vải tổ" được cụ Hoàng Văn Cơm trồng cách đây gần 200 năm.
Dù đã "rất cao niên" nhưng năm nào cây cũng cho quả.
Hàng năm cứ vào mùa vải chín, khu vườn nhà Hoàng Văn Thơm xưa kia lại trở thành điểm thu hút du khách thập phương tìm về để ngắm tận mắt cây vải có đã trải qua 3 thế kỷ này.
Rêu bám trên thân cây vải cổ thụ.
Một du khách chụp hình cây vải có tuổi đời lớn nhất Việt Nam.
Dù xung quanh cây vải tổ có hàng rào bảo vệ nhưng nhiều người hiếu kỳ vẫn vượt qua để vào sờ tận tay hoặc
chụp bức ảnh kỷ niệm với cây.
Nhiều người trẻo hẳn lên cây.
Nhiều người khác lại muốn lưu giữ kỷ niệm bên tấm bia xác nhận kỷ lục của cây vải tổ.
Vị khách này vừa hái một chùm quả từ cây vải tổ. Dù đã gần 200 tuổi nhưng cây vải tổ vẫn cho quả rất sai.
Cụ Hoàng Văn Cơm được thờ tại nhà thờ tổ. Khu nhà của cụ Thơm hiện do người cháu bốn đời của cụ là ông Hoàng Văn Thu trông giữ.
Bình Nguyễn - Ngọc Trần (CAND)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.