Điều băn khoăn của chị là hoàn toàn hợp lý, tôi cũng rất thông cảm. Bước đầu, chị nên đưa con đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, đừng nên đến chỗ tập trung quá đông bệnh nhân để tránh lây bệnh. Cần xin ý kiến đầy đủ về cách chăm sóc cháu tại nhà, sau đó chị có thể chăm sóc con tại nhà theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.
Chị cần lưu ý mấy điểm sau:
- Khi trẻ sốt cần dùng thuốc hạ nhiệt, nên dùng thuốc đặt hậu môn vì loại thuốc này tan dần trong 6 tiếng giúp duy trì nhiệt độ luôn luôn dưới 38,5 độ, phòng nguy cơ co giật cho các cháu.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
- Chú ý vệ sinh: bao gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh mắt, mũi, vệ sinh da. Chị có thể tắm cho cháu bằng nước ấm và xà phòng, nhưng nên tắm nhanh ở nơi kín gió.
- Chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ.
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, ví dụ như: đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, ho nhiều hơn và có đờm, trẻ có biểu hiện chói mắt hoặc có biểu hiện đi ngoài hoặc có các biểu hiện bất thường khác... thì cần đưa đi khám lại ngay, để bác sĩ sẽ xem xét và quyết định trẻ có cần nhập viện điều trị.
Ông Bùi Vũ Huy
(Phó giáo sư Bùi Vũ Huy, trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương)
Tính đến ngày 16/4, theo thống kê, cả nước đã có hơn 7.000 ca mắc sởi. 111 trẻ em qua đời do sởi trong khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Số lượng người lớn phải vào viện cấp cứu do những biến chứng của sởi cũng đang tăng vọt. Dịch bệnh nguy hiểm này ngày càng lan tràn và có diễn biến vô cùng phức tạp.
Nhằm giúp độc giả có những kiến thức cơ bản để phòng và chữa bệnh, Dân Việt mở chuyên đề "Tư vấn ứng phó với dịch sởi". Những thắc mắc của độc giả về bệnh sởi sẽ được giải đáp nhanh, chính xác và đầy đủ qua sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. Các câu hỏi xin gửi về địa chỉ mail loisongsuckhoe@gmail.com.
|
VnExpress (Theo VnExpress)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.