Bí kíp xây dựng chế độ ăn lành mạnh phòng chống tăng huyết áp

Thứ năm, ngày 14/07/2022 15:55 PM (GMT+7)
Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sử dụng muối quá đà là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp cũng như nhiều bệnh tim mạch khác. Tiến sĩ Bác Sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn - Trung tâm Khám Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng & kiểm soát béo phì - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đã chia sẻ nguyên nhân và cách hạn chế muối ăn hiệu quả trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bình luận 0

Xem chi tiết tại video.

Tại sao sử dụng quá nhiều muối lại nguy hiểm?

Theo TS BS Nguyễn Trọng Hưng, tiêu thụ dư thừa muối là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, rõ nét nhất là tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ và các biến chứng khác như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

Do đó, giảm lượng muối ăn hằng ngày là một trong những cách hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây và từ đó có sức khỏe tốt hơn.

Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng cũng ban hành mục tiêu giảm lượng muối tiêu thụ trung bình của người dân (từ 15-49 tuổi) xuống dưới 8gr/ngày vào năm 2025 và dưới 7gr/ngày vào năm 2030.

img

Người Việt đang sử dùng gấp đôi lượng muối so với khuyến nghị.

Làm sao để có thể giảm được lượng muối và vẫn giữ được vị ngon của món ăn?

Theo TS BS Nguyễn Trọng Hưng, yếu tố quan trọng nhất để có thể thực hiện được chế độ ăn giảm muối chính là làm sao để giảm được muối mà vẫn có thể giữa được vị ngon của món ăn. Và bột ngọt được xem là cách hiệu quả để đạt được điều này. Phương pháp này đã và đang dược áp dụng nhiều tại các Quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật bản, Phần Lan… và đem lại những hiệu quả tích cực bởi vừa có thể giảm muối mà vẫn đảm bảo được vị ngon, vị giác của người ăn.

Đặc điểm của bột ngọt là tạo ra vị umami (vị ngon, vị ngọt thịt), giúp hài hòa các vị chua, ngọt, mặn, đắng, từ đó nâng vị ngon tổng thể của món ăn. Vị umami do giáo sư người Nhật là TS. Kikunae Ikeda khám phá ra vào năm 1908 và đặt tên là vị umami (có thể được hiểu là vị ngon, vị ngọt thịt trong tiếng Việt).

Bên cạnh đó, lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng ⅓ lượng natri trong muối ăn, do đó, khi sử dụng bột ngọt có thể giảm được đáng kể lượng muối ăn vào mà vẫn duy trì được vị ngon của món ăn.

img

Sử dụng bột ngọt để giảm lượng muối ăn là một phương pháp được nhiều quốc gia phát triển sử dụng.

TS BS Nguyễn Trọng Hưng lấy ví dụ, với mỗi 1 lít nước dùng thì cần sử dụng khoảng 8g muối để có đảm bảo vị ngon tuy nhiên lại có lượng natri cao. Nếu sử dụng kết hợp với bột ngọt, chúng ta chỉ cần sử dụng một nửa lượng muối ban đầu và thêm 4,8g bột ngọt thì nước dùng vẫn duy trì được vị ngon và giảm được đến 31,5% lượng natri ăn vào.

img

Bột ngọt giúp giảm đáng kể lượng muối ăn vào.

Từ năm 2010, Ủy ban Chiến lược Giảm muối quốc gia Mỹ đã khuyến cáo có thể sử dụng bột ngọt như là một phương pháp hiệu quả giúp duy trì chế độ ăn giảm muối.

Sử dụng bột ngọt có an toàn không?

Trả lời vấn đề này, TS BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết bột ngọt có thành phần hóa học chính là glutamate. Đây cũng là axit amin phổ biến trong hầu hết các thực phẩm tự nhiên như các loại thịt, các loại thủy hải sản, rau củ quả, sữa…mà chúng ta ăn mỗi ngày. Bột ngọt được sản xuất sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ các nguyên liệu từ thiên nhiên như mía, khoai mì, ngô (bắp), củ cải đường... và được sử dụng phổ biến trên thế giới.

img

Bột ngọt được công nhận an toàn bởi nhiều tổ chức y tế uy tín trên thế giới.

Bột ngọt đã được nghiên cứu và kết luận an toàn bởi nhiều tổ chức và cơ quan y tế uy tín như Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (JECFA), Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF), Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xếp bột ngọt vào danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng.

Về liều lượng sử dụng, JECFA và EC/SCF kết luận bột ngọt có liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định, tức là không quy định mỗi người một ngày được dùng tối đa bao nhiêu gam bột ngọt. Theo các nghiên cứu, nhiệt độ đun nấu hàng ngày (khoảng dưới 270 °C) cũng không làm bột ngọt bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe, nên chúng ta có thể nêm bột ngọt vào trước, sau hoặc trong quá trình nấu ăn hàng ngày.

Như vậy, bột ngọt là an toàn đối với sức khỏe, và là một giải pháp hiệu quả để có thể giảm lượng muối ăn hằng ngày mà vẫn đảm bảo vị ngon của món ăn.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem