Nói tới khảo cổ học Trung Quốc, để nói ngôi mộ cổ của ai là tráng lệ, xa hoa nhất thì điều này quả thực không thể so sánh được. Đã có rất nhiều lăng mộ cổ được khai quật với vô số cổ vật tùy táng giá trị cao, chẳng hạn như mộ cổ ở di chỉ Sanxingdui, hay Mawangdui, hoặc mộ cổ của Hải hôn hầu … Những ngôi mộ cổ này được phát hiện và khai quật được một số lượng đáng kinh ngạc những bảo vật tùy táng. Tuy nhiên, nếu hỏi ngôi mộ nào có cỗ quan tài nặng nhất, thì có lẽ câu trả lời chính xác là quan tài từ lăng mộ Tăng Hầu Ất ở Tùy Châu, Hồ Bắc.
Việc phát hiện ra lăng mộ của Tăng Hầu Ất cũng gây chấn động cả nước Trung Quốc. Quy mô của nó lớn gấp nhiều lần lăng mộ Mawangdui (Mã Vương Đôi) thời nhà Hán ở Trường Sa. Trên diện tích khai quật 220 mét vuông, vô số bảo vật quốc gia cũng đã được tìm thấy, chẳng hạn như chuông Tăng Hầu Ất, mặt ngọc bội long phượng 16 chi tiết, hay hạc đứng sừng nai bằng đồng …Tất nhiên, đây đều là những báu vật cấp quốc gia gây chú ý trong giới khảo cổ. Nhưng ngoài những cổ vật này, thì chiếc quan tài khổng lồ trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất cũng khiến các chuyên gia phải kinh ngạc không kém.
Chiếc quan tài được tìm thấy trong lăng mộ có kích thước khổng lồ. Sau khi tiến hành đo đạc, đội khảo cổ gần như không tin nổi vào con mắt mình khi trọng lượng của nó lên tới 9 tấn. Đây là một con số gây 'sốc', và chiếc quan tài này cũng là chiếc quan tài nặng nhất trong mộ cổ trên thế giới được tìm thấy.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, ở vào thời đại đó, với điều kiện khoa học hạn chế, làm sao những con người thời cổ đại có thể di chuyển một chiếc quan tài nặng như vậy? Đó quả là một công việc khó khăn khi mà tới thời hiện tại, nhóm khảo cổ đã phải điều động rất nhiều chiếc cần cẩu để đưa nó ra ngoài.
Trong quá trình khai quật, một chiếc cần cẩu 8 tấn đã được dùng để nâng quan tài lên nhưng chiếc quan tài không hề di chuyển mà phần đuôi của chiếc cần cẩu lại bị nhấc lên. Chiếc quan tài nặng tới 9 tấn, chỉ riêng phần nắp đã nặng 2 tấn, quả là kinh ngạc. Có một cánh cửa nhỏ ở một mặt bên của quan tài, được cho là nơi để linh hồn của Tăng Hầu Ất ra vào.
Chủ nhân của lăng mộ, Tăng Hầu Ất được biết đến là quốc vương của Tăng quốc (còn có tên gọi khác là Tùy quốc), là một nước chư hầu của tộc nhà Chu thời Xuân Thu Chiến Quốc. Theo ghi chép lịch sử, Tăng quốc chỉ là một quốc gia nhỏ bé nằm cạnh nước Sở hùng vĩ. Vì lo sợ Sở vương có thể tiêu diệt mình bất kỳ lúc nào, nên hàng năm Tăng Hầu Ất đều tiến cung đem theo rất nhiều vàng bác châu báu, tất nhiên là kèm thêm nhiều mỹ nữ để dâng lên Sở vương. Tuy nhiên sau này, sau khi Tăng Hầu Ất chét vì bệnh, hậu nhân của ông lại không có đồ gì quý giá để cống nạp cho Sở quốc, bởi vậy mà Sở vương đã ra tay tiêu diệt Tăng quốc.
Ngoài ra, nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và sử học đã phát hiện ra rằng Tăng Hầu Ất thực chất lại là một kẻ cực kỳ hèn hạ. Các di vật văn hóa được khai quật trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất đều mang dấu ấn của ông, tuy nhiên có không ít thứ lại mang dấu vết sửa đổi khắc văn. Chẳng hạn như trên đĩa đồng của Tăng Hầu Ất, các chuyên gia đã lần tìm ra được tên của tổ phụ (ông ngoại) của Tăng Hầu Ất, tuy nhiên ông lại sửa đổi và khắc tên chính mình lên đó. Đây quả là một hành động bất hiếu ở thời cổ đại.
Một điều khiến các chuyên gia xót xa hơn nữa đó là ngoài chiếc quan tài 9 tấn này, 22 chiếc quan tài khác cũng được tìm thấy trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất. Trong đó có 21 chiếc quan tài là của những cô gái trẻ, người lớn tuổi nhất mới 26 tuổi, người nhỏ tuổi nhất mới chỉ khoảng 13 tuổi, cô gái cao nhất khoảng 160 cm và thấp nhất chỉ hơn 140 cm. Ngoài ra, trong một chiếc quan tài còn có hài cốt của một con chó được đặt bên trong, dường như là vật nuôi yêu thích của Tăng Hầu Ất.
21 cô gái này liệu có phải đã bị tùy táng cùng Tăng Hầu Ất hay chết vì lý do nào? Các chuyên gia cho rằng khả năng cao là họ đã phải chết cùng Tăng Hầu Ất. Điều đó khiến các chuyên gia vô cùng phẫn nộ vì tập tục tùy táng người thời cổ xưa một cách vô lý. Đây cũng là một hủ tục kéo dài mãi cho tới thời nhà Thanh sau này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.