Các tòa nhà của thành phố hạt nhân Ozersk
Theo trang báo của Úc News.com.au, Ozersk trông như một thành phố rất đáng yêu để đến thăm. Nó có tất cả sự quyến rũ của một thành phố châu Âu: công viên đẹp, quảng trường rộng lớn, hồ xanh và hàng ngàn người sinh sống trong hòa bình.
Tuy nhiên, thành phố bị nhiễm phóng xạ và bị bao vây bởi rất nhiều lính gác cùng một hàng rào kẽm gai. Trong nhiều thập kỉ, thành phố Ozersk thậm chí còn không có tên trên bản đồ.
Năm 1947, Liên Xô đã quyết định xây dựng một thành phố bí mật, nơi họ có thể phát triển vũ khí hạt nhân ở giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh.
"Chú ý: Người nước ngoài không được phép vào thành phố"
Lúc đó, nơi này được đặt tên là Thành phố 40 và là nơi quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô ra đời. Hàng nghìn người được chuyển đến đây, bao gồm các nhà khoa học và kỹ thuật viên làm việc tại nhà máy hạt nhân Mayak.
Họ được trả công nhiều hơn bất kì người Nga nào vào thời điểm đó: lương cao, nhà ở, nền giáo dục tuyệt vời và an ninh. Nhưng mọi thứ đều có giá của nó. Họ đã từ bỏ sự tự do và sự kết nối với thế giới bên ngoài khi đến Thành phố 40.
Hiện, đã hơn 3 thế hệ sinh sống ở thành phố này nhưng mọi thứ không thay đổi nhiều. Thành phố vẫn là nơi lưu trữ phần lớn vật liệu hạt nhân của Nga, và vẫn rất bí mật.
Đạo diễn Samira Goetschel trò chuyện với người dân thành phố
Câu chuyện về thành phố được kể lại trong bộ phim tài liệu “Thành phố 40” của đạo diễn Samira Goetschel. Ông đã lẻn vào thành phố ghi hình và có những cuộc trò chuyện với người dân địa phương. Goetschel trả lời phỏng vấn tại sự kiện công chiếu bộ phim tài liệu của mình: "Thành phố được canh gác cẩn thận với hàng rào kẽm gai. Do đó, bạn không thể vào trong thành phố bằng cách bình thường. Người dân thành phố không nói chuyện với người ngoài. Bất kỳ ai ở ngoài là kẻ thù với họ”, đạo diễn kể.
Những kĩ sư, nhà khoa học trong thành phố không được phép rời thành phố. Đồng thời, có một hồ nước trong thành phố rất đẹp, nhưng thực ra nó rất độc.
"Người dân bị nhiễm phóng xạ. Họ bị tiếp xúc với phóng xạ ngắn hạn hoặc dài hạn. Cho đến giờ, họ vẫn thải chất thải phóng xạ ra môi trường: hồ, đất hay không khí. Ở ngoài hồ có biển “Cấm”, nếu đến gần hồ 2 tiếng thì bạn sẽ chết”.
"Tỷ lệ ung thư rất cao, rất nhiều trẻ em sinh ra mắc bệnh ung thư. Chúng chết vì ung thư. Nhưng người dân cho rằng đây là một phần của cuộc sống".
Hồ bị nhiễm phóng xạ (Ảnh: D.I.G. Films)
Người dân phải từ bỏ sự tự do và sự kết nối với bên ngoài
Một người dân thành phố câu cá bên con sông bị xả thải
Vui lòng nhập nội dung bình luận.