Biết nghề, nông dân Hải Dương nuôi cá lãi cao

Thu Hà Thứ bảy, ngày 04/07/2020 05:06 AM (GMT+7)
Khảo sát nhu cầu học nghề; dạy đúng, dạy trúng cái thiếu, cái yếu và gắn liền với hỗ trợ nông dân... là phương pháp mà các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Hải Dương đã và đang áp dụng rất thành công để giúp đỡ học viên, nông dân trước, trong và sau học nghề.
Bình luận 0

Thu nhập cải thiện rõ rệt

Lão nông Nguyễn Văn Mạnh (SN 1960) là 1 trong số 30 học viên tham gia lớp dạy nghề nuôi cá ở xã Liên Hồng, TP.Hải Dương. 

Ông Mạnh cho biết: "Gia đình tôi có 5 mẫu diện tích mặt nước nuôi các loại cá truyền thống như trôi, mè, trắm, chép. Trước đây, do tôi không có kỹ thuật nên cá chậm lớn, hiệu quả kinh tế không cao. Sau 3 tháng học nghề, tôi đã được các giảng viên hướng dẫn cặn kẽ quy trình xử lý nguồn nước, bố trí ao nuôi, cách chăm sóc và phòng trừ bệnh cho đàn cá...".

Biết nghề, nông dân Hải Dương nuôi cá lãi cao - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Mạnh ở xã Liên Hồng, TP.Hải Dương đầu tư nuôi cá hiệu quả sau học nghề. Thu Hà

"Giờ tôi đã biết cách sử dụng chế phẩm sinh học để khử khuẩn nguồn nước, biết nuôi xen, ghép hiệu quả nhiều loại cá để tận dụng đa tầng mặt nước và thực hiện phương thức "đánh tỉa thả bù" nên cá chóng lớn, cho năng suất cao. Cùng 1 diện tích nuôi, cùng loại cá, trước đây phải 2 năm tôi mới xuất bán được 1 lứa, năng suất cao lắm cũng chỉ đạt 3 tấn/lứa. Sau khi học nghề, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào ao nuôi, đều đặn mỗi năm tôi xuất bán 2 lứa cá, với năng suất 5 tấn/lứa. Lợi nhuận tăng lên rõ rệt" - ông Mạnh cho biết.

Đáng chú ý, để hỗ trợ nông dân sau lớp học nghề, Hội ND tỉnh Hải Dương còn phối hợp Hội ND xã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi cá thành lập chi hội nghề nghiệp nông dân nuôi trồng thuỷ sản xã Liên Hồng. Tham gia mô hình này hội viên nông dân đã cùng nhau mua vật tư đầu vào, áp dụng KHKT, hỗ trợ nhau về ngày công lao động, thị trường tiêu thụ...

Tương tự, anh Vũ Văn Huy (ở xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn) cũng là 1 trong những nông dân phát triển kinh tế trang trại hiệu quả sau học nghề. Nhờ việc tham gia lớp học nghề, tập huấn chuyển giao KHKT do Hội ND tổ chức và Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tạo điều kiện cho vay vốn, anh Huy đã mạnh dạn nhận khoán 12.000m2 ruộng trũng lập trang trại nuôi tôm, thả cá và xây dựng chuồng trại nuôi lợn, nuôi vịt siêu trứng, trồng cây ăn quả... Nhờ vậy, gia đình anh thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 7 lao động thời vụ với mức lương trên 3 triệu đồng/tháng.

Nhiều hỗ trợ sau học nghề

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Hải Dương đã trực tiếp tổ chức hơn 200 lớp đào tạo nghề (thời gian từ 2 – 3 tháng/lớp) cho hơn 6.000 học viên là nông dân, hơn 1.000 lớp tập huấn, bồi dưỡng KHKT cho hơn 68.000 người, trong đó có 169 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: Với phương châm "Dạy đúng, trúng cái thiếu, cái yếu và gắn liền với hỗ trợ nông dân", Hội ND tỉnh Hải Dương chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh xây dựng được 410 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 374 mô hình triển khai có hiệu quả và thể hiện rõ sự tác động của Hội.

Điểm nhấn đáng chú ý của Hội ND Hải Dương là song song với thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, các cấp Hội đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm, thành lập mô hình nông dân liên kết sản xuất...

Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh xây dựng được 410 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 374 mô hình triển khai có hiệu quả và thể hiện rõ sự tác động của Hội, từ việc tổ chức dạy nghề, tập huấn, chuyển giao KHKT, xây dựng các câu lạc bộ, tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm, cho vay vốn phát triển sản xuất. Các mô hình này đều mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập từ 200 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/mô hình/năm. Điển hình như mô hình HTX Thủy sản ở xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, Câu lạc bộ Nuôi thủy sản ở xã Quang Khải (Tứ Kỳ), Tổ liên kết thâm canh ổi an toàn ở các xã Liên Mạc, Tân Việt (Thanh Hà)…

Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 46 mô hình chi hội nghề nghiệp được thành lập, với 1.815 hội viên nông dân tham gia và 65 mô hình tổ hội nghề nghiệp với 1.662 hội viên,

Song song với việc đào tạo nghề cho nông dân, hoạt động hỗ trợ việc làm cho nông dân cũng được Hội ND tỉnh tích cực thực hiện. Cụ thể, Hội ND tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đến làm việc tại các công ty, doanh nghiệp có uy tín, đảm bảo các điều kiện về việc làm, thu nhập.

0
Advanced issue found

Trong 5 năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Hải Dương đã tư vấn, giới thiệu cho gần 13.000 người vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, giới thiệu, giúp đỡ về các thủ tục pháp lý, dạy ngoại ngữ, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn cho gần 2.000 lao động, trong đó 468 lao động nông thôn đã đi lao động tại Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Malaysia…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem