Bình Phước: Chuẩn môi trường đánh đố doanh nghiệp

Thứ năm, ngày 10/05/2018 19:35 PM (GMT+7)
Nhiều doanh nghiệp chế biến mủ cao su tại tỉnh Bình Phước bị xử phạt, thậm chí bị yêu cầu đóng cửa nhà máy vì không đạt tiêu chuẩn của địa phương về xử lý nước thải, mặc dù đã đạt tiêu chuẩn quốc gia. Những tiêu chuẩn xa thực tiễn này đang quá sức chịu đựng về chi phí của các doanh nghiệp tại Bình Phước.
Bình luận 0

Chuẩn “địa phương” cao hơn… “trung ương”

Ông Võ Quang Thuận – Giám đốc Công ty TNHH Cao su Thuận Lợi, có nhà máy hoạt động tại tỉnh Bình Phước và Kon Tum cho biết: thực trạng nhiều địa phương đang áp dụng và quy định tiêu chuẩn xử lý nước thải trong ngành chế biến mủ cao su đang khá bất cập, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chí phí hàng chục tỷ đồng để đầu tư hệ thống xử lý nước thải nếu như thực hiện theo quy định của các địa phương là nước thải sau khi xử lý phải đạt loại A (nước sinh hoạt, nước uống…), trong khi tiêu chuẩn của quốc gia yêu cầu chỉ cần đạt tiêu chuẩn loại B (nước thải được sử dụng cho mục đích tưới tiêu).

img

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Cao Su Thuận Lợi (Bình Phước), mặc dù đã vượt tiêu chuẩn (loại B), xin tái sử dụng nguồn nước, không thải ra môi trường nhưng vẫn không được chấp nhận.

Cũng theo ông Thuận, khi nước thải đã qua xử lý đạt loại A, tức là nước này đã trở về trạng thái ban đầu là nước sinh hoạt, nước uống.

Một doanh nghiệp chế biến mủ cao su tại Bình Phước cho rằng: theo tiêu chuẩn của quốc gia về việc xử lý nước thải, doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải khoảng hơn 8 tỷ đồng, nhưng nếu thực hiện theo tiêu chuẩn của địa phương, tức là nước phải đạt loại A thì doanh nghiệp phải đầu tư hơn 20 tỷ đồng là điều bất cập, lãng phí.

Làm khó doanh nghiệp

Theo TS Dương Hoa Xô – Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP HCM, theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên, QCVN 01/2015, thì các thông số như: pH, BOD5, COD, tổng chất thải rắn TSS, tổng Nitơ... để cho phép nước thải sơ chế cao su thiên nhiên có thể xả thải ra môi trường. Và ở cột B trong bảng này đã thể hiện là các thông số được phép xả thải ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng có thể sử dụng mục đích cho tưới tiêu (cây cối, hoa màu…).

Tuy nhiên, nếu các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành chế biến mủ cao su phải xử lý nước thải đạt loại A (nước sinh hoạt), trong khi tiêu chuẩn quốc gia chỉ yêu cầu đạt loại B là bất cập, làm khó doanh nghiệp. Cũng theo TS Xô, trên thực tế, nếu độ pH, BOD5, COD, tổng chất thải rắn TSS, tổng Nitơ, Amoni (NH4) đã bị xử lý triệt để để trở thành nước sinh hoạt (loại A), tức là các chất hữu cơ trong nước sẽ không còn và nếu sử dụng nguồn nước này để tưới tiêu thì chỉ mang tính chất làm mát, giữ độ ẩm cho cây cối, hoa màu chứ không có tác dụng gì nhiều – TS Xô nói.

Nguyễn Hùng (Báo Diễn đàn doanh nghiệp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem