Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bình Phước là 1 trong 19 tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Để phòng chống dịch hiệu quả, UBND huyện Đồng Phú đã xin chủ trương thực hiện tạm ngừng khai thác cao su tiểu điền ở 3 xã Tân Lợi, Tân Hòa và Tân Lập.
Từ các hộ cao su tiểu điền đến các thương nhân thu mua mủ đều đồng lòng ủng hộ, tích cực chung tay cùng chính quyền dập dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Với diện tích 6ha cao su, bình quân mỗi ngày gia đình ông Vi Văn Dũng ở xã Tân Lợi cạo được 200 kg mủ, thu về hơn 2 triệu đồng.
Hơn 10 năm trồng cao, đây là lần đầu tiên ông Dũng phải tạm ngừng cạo mủ ngay giữa mùa khai thác.
"Nhưng vì tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, gia đình sẵn sàng ngưng cạo mủ để thực hiện tốt Chỉ thị 16", ông Dũng nói.
Tương tự là trường hợp gia đình ông Nông Văn Đức, ngụ cùng xã Tân Lợi.
Ông Đức có 7ha cao su 15 năm tuổi. Đây là thời kỳ vườn cây cho năng suất mũ cao nhất. Và mùa mưa cũng là lúc cao su cho lượng mủ nhiều nhất trong năm.
Khi ngưng cạo mủ cao su, gia đình ông Đức thất thu mỗi ngày gần 3 triệu đồng.
Nhưng vì sức khỏe của cộng đồng trước đại dịch Covid-19, gia đình ông vẫn nghiêm chỉnh chấp hành để góp phần cùng chính quyền chống dịch.
Cơ sở Minh Phú ở ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi là nơi thu mua mủ cao su của bà con nông dân gần 10 năm nay. Khi huyện Đồng Phú thực hiện Chỉ thị 16, chủ cơ sở cũng đồng lòng rào dây, ngưng thu mua mủ.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú, xã Tân Lợi có diện tích tự nhiên 12.000ha.
Trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là trồng cây cao su. Vì thế lượng người đi lại trong các lô cao su khá lớn. Chưa kể, người dân ở các xã giáp ranh cũng có vườn cao su đang khai thác trên địa bàn xã Tân Lợi.
Tuy xã Tân Lợi chưa có trường hợp nhiễm SARS-Cov-2 nhưng đã có hàng trăm trường hợp phải cách ly y tế tại nhà.
Khi Bình Phước thực hiện Chỉ thị 16, huyện Đồng Phú đã kiến nghị và được chấp thuận chủ trương tạm ngưng cạo và thu mua mủ cao su tiểu điền ở xã Tân Hòa, Tân Lập và Tân Lợi
Ông Tùng cho biết, việc tạm ngưng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Nhưng để mục tiêu phòng chống dịch đạt hiệu quả cao nhất, chính quyền cần người dân đồng lòng, dù phải hi sinh một phần lợi ích kinh tế trước mắt.
"Cần sớm cắt đứt chuỗi lây nhiễm để mới bảo đảm sức khỏe và các lợi ích lâu dài cho người dân", ông Tùng chia sẻ.
Tổ chức Các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) cho biết, nhu cầu cao su tự nhiên đang tăng nhờ kinh tế Mỹ, châu Âu và Anh phục hồi tốt. Tuy nhiên, giá cao su chịu tác động giảm.
ANRPC dự báo, trong ngắn hạn, thị trường cao su tự nhiên ít có cơ hội phục hồi.
Nguyên nhân do tiêu thụ ô tô tại nhiều thị trường chậm lại do tác động của dịch Covid-19. Nguồn cung cao su tự nhiên tăng trong khi nhu cầu nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới giảm.
Trong nước, 10 ngày giữa tháng 7/2021, giá mủ cao su nguyên liệu biến động trong biên độ hẹp.
Hiện, giá thu mua mủ nước của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (tỉnh Bình Phước) ở mức 330 đồng/độ; tăng 5 đồng so với 10 ngày trước đó.
Trong khi đó, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7, Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) đã 5 lần thông báo điều chỉnh giảm giá mua cao su từ tiểu điền.
Theo đó, mủ cao su nước loại 1 giảm dần từ 380 đồng/độ (cuối tháng 5) xuống còn 303 đồng/độ (giữa tháng 7). Mủ cao su nước loại 2 cũng giảm tương ứng từ 373 đồng/độ xuống còn 296 đồng/độ.
"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ"
Vui lòng nhập nội dung bình luận.