Bình Phước: Ủng hộ hàng tấn dưa leo hữu cơ làm thiện nguyện còn hơn bán rẻ cho thương lái

Nguyên Vỹ Thứ sáu, ngày 13/08/2021 08:30 AM (GMT+7)
Dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển và tiêu thụ gặp khó, Công ty CP Agrismart TN BP ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã ủng hộ hàng tấn dưa leo hữu cơ làm thiện nguyện, thay vì bán cho thương lái giá rẻ.
Bình luận 0

Ủng hộ hàng tấn dưa leo hữu cơ làm thiện nguyện

Đó là tâm sự của chị Trần Thị Ninh – Giám đốc Công ty CP Agrismart TN BP, khi hàng tấn dưa leo giống Nhật Bản của trang trại đang gặp khó trong tiêu thụ. 

Trang trại dưa leo hữu cơ 1,7ha của công ty Agrismart TN BP ở ở huyện Chơn Thành, Bình Phước. Ảnh: Đức Hiển

Trang trại dưa leo hữu cơ 1,7ha của Công ty Agrismart TN BP ở ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Đức Hiển

Trang trại của Công ty Agrismart TN BP có diện tích 1,7ha ở xã Minh Hưng đã được chị Ninh đầu tư được 1 năm.

Trang trại chuyên trồng giống dưa leo Aiko 65 của Nhật Bản trong nhà kính, và canh tác theo quy trình hữu cơ.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quá trình hoàn thiện chứng nhận hữu cơ bị gián đoạn. Công ty chỉ mới hoàn thiện báo cáo kết quả phân tích mẫu.

Cũng do dịch Covid-19 bùng phát khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Các đơn vị liên kết tiêu thụ dưa leo của chị Ninh ở Bình Dương và TP.HCM cũng lâm vào tình trạng khó khăn hoặc ngừng hoạt động.

Trang trại dưa leo được trồng theo quy trình hữu cơ trong nhà kính. Ảnh: Đức Hiển

Trang trại dưa leo được trồng theo quy trình hữu cơ trong nhà kính. Ảnh: Đức Hiển

Trang trại dưa leo hữu cơ bước vào giai đoạn thu hoạch được 1 tuần nay, nhưng giá bán thấp và tiêu thụ không được nhiều.

Giống dưa leo Aiko 65 mới nhập về, cũng chưa phổ biến trên thị trường Bình Phước nên đầu ra cũng khiêm tốn.

Chị Ninh cho biết, sản phẩm được canh tác theo quy trình hữu cơ, tiến tới đạt chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu.

Bình thường, giá dưa leo hữu cơ của chị bán giá dao động từ 22.000-25.000 đồng/kg.

Giá bán dưa leo hữu cơ loại 1 hiện chỉ còn 15.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Ninh

Giá bán dưa leo hữu cơ loại 1 hiện chỉ còn 15.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Ninh

Hiện tại, dưa leo loại 1 (từ 4-6 trái mỗi kg) chỉ còn 15.000 đồng/kg, dưa leo loại 2 (3 trái mỗi kg) có giá 13.000 đồng/kg. Dưa leo loại 3 (các trái có kích thước không đều nhau) có giá 10.000 đồng/kg.

Giá bán này đã giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với trước khi có dịch.

"Thế nhưng nhiều thương lái đến chào còn thấp hơn nữa. Chúng tôi không thể bán được" - chị Ninh nói.

Dưa leo Nhật Bản bán tại siêu thị Lotte Mart Bình Dương với giá 39.00 đồng/kg. Ảnh chụp ngày 12/8. Ảnh: Nguyên Vỹ

Dưa leo Nhật Bản bán tại siêu thị Lotte Mart Bình Dương với giá 39.00 đồng/kg. Ảnh chụp ngày 12/8. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo chị Ninh, làm nông nghiệp hữu cơ không hề đơn giản. Để trồng ra được sản phẩm sạch cho người dùng, người trồng không chỉ có nghề mà còn phải có tâm.

Nay nếu bán dưa leo hữu cơ với giá rẻ, doanh nghiệp không chỉ lỗ vốn, mà còn ảnh hưởng giá thị trường và uy tín sản phẩm. Điều này không có lợi cho con đường phát triển dài lâu của nông nghiệp hữu cơ.

Trang trại dưa leo hữu cơ của chị Ninh cho năng suất mỗi ngày khoảng 1,5 tấn. Ảnh: Nguyễn Ninh

Trang trại dưa leo hữu cơ của chị Ninh cho năng suất mỗi ngày khoảng 1,5 tấn. Ảnh: Nguyễn Ninh

Công ty CP Agrismart TN BP vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng, dù số lượng nhỏ.

Phần còn lại, công ty gửi ủng hộ làm thiện nguyện cho các cá nhân, đơn vị đang gặp khó khăn vì Covid-19 ở Bình Phước, Bình Dương, TP.HCM...

Trang trại dưa leo hữu cơ của công ty đang cho năng suất mỗi ngày khoảng 1,5 tấn.

Chị Ninh chia sẻ, nhờ các nhà hảo tâm kết nối; mỗi ngày chị ủng hộ làm thiện nguyện từ 500 kg đến 1 tấn dưa leo sạch.

Chị Ninh bên vườn dưa leo hữu cơ của mình. Ảnh: Nguyễn Ninh

Chị Ninh bên vườn dưa leo hữu cơ của mình. Ảnh: Nguyễn Ninh

Bà Nguyễn Thị Hậu – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành - cho biết, dưa leo của chị Ninh là sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Hội Nông dân đang kết nối đưa sản phẩm dưa leo vào các hệ thống siêu thị. Nhưng do quá trình hoàn thiện thủ tục kéo dài, các đơn hàng với số lượng lớn vẫn chưa nhiều. 

"Đồng cảm với khó khăn chung của nhiều bà con, Hội Nông dân huyện Chơn Thành đã lên kế hoạch kết nối với các tổ chức, các hội đoàn thể trong và ngoài huyện tìm cách hỗ trợ mọi người tiêu thụ sản phẩm trong mùa dịch này" - bà Hậu chia sẻ.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem