Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bộ Công an đã có báo cáo bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội Khóa XIII và các Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV về chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV.
Trong báo cáo bổ sung này, đề cập về công tác phát hiện, xử lý nghiêm các hoạt động siết nợ, đòi nợ thuê, băng nhóm đòi nợ có tính chất "xã hội đen", "bảo kê" vi phạm pháp luật, Bộ Công an cho biết:
Đã chỉ đạo các lực lượng tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm, nhất là những vấn đề dư luận xã hội bức xúc. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động "tín dụng đen"; trọng tâm là triển khai các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên (tội phạm có tổ chức liên quan đến "tín dụng đen").
Tỷ lệ điều tra, khám phá, khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong các vụ việc liên quan đến tín dụng đen tăng lên đang kế so với thời điểm trước (Từ 01/01/2018 – 30/4/2019 đã khởi tố 214 vụ, 597 bị can trong khi 06 tháng đầu năm 2019 đã khởi tố 205 vụ, 382 bị can). Đặc biệt, Công an tỉnh Thái Bình đã triệt phá băng nhóm "xã hội đen" do vợ chồng đối tượng Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) cầm đầu, khởi tố mới và phục hồi điều tra 4 vụ, 15 bị can (trong đó có 4 đối tượng là cán bộ Trung tâm đấu giá tài sản và Trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình) với các tội danh Cố ý gây thương tích, Cưỡng đạt tài sản, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Trước đó vào chiều tối ngày 5/5, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an khi nói về vụ án Đường Nhuệ đã cho biết: Hoạt động của đối tượng Đường Nhuệ rất tinh vi, hầu hết các vụ việc đã bị xử lý không có sự xuất hiện của Đường, chủ yếu là do một số các đối tượng khác thực hiện. Quá trình thu thập chứng cứ sai phạm của Đường rất khó khăn, chính vì thế chưa đủ căn cứ để thực hiện xử lý với Đường,
Trung tướng Quang cho biết thêm, băng nhóm tội phạm của Đường và vợ Nguyễn Thị Dương, thực chất là băng nhóm tội phạm có tổ chức, núp dưới danh nghĩa doanh nghiệp, che mắt bằng hình ảnh doanh nhân thành đạt, có những hoạt động từ thiện, thiện nguyện.
"Thủ đoạn của băng nhóm Đường – Dương rất tinh vi, xảo quyết, có nhiều phương thức thủ đoạn đối phó với cơ quan chức năng nên rất khó khăn trong cơ quan chức năng thu thập chứng cứ", Thứ trưởng Lương Tam Quang nói.
Thứ trưởng Lương Tam Quang cho biết, mọi nghi vấn có hay không các thế lực bảo kê, chống lưng cho vợ chồng Đường - Dương hoạt động sẽ được xem xét. Mọi vi phạm đều phải được xử lý theo đúng quy định pháp luật có chứng cứ chứng minh cụ thể.
"Hiện Bộ Công an đang chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khẩn trương điều tra, mở rộng vụ án một cách hết sức khách quan, công tâm, đúng pháp luật. Với quan điểm xem xét toàn diện, sai phạm đến đâu xử lý tới đó, làm triệt để không có vùng cấm, không bỏ lọt tội phạm nhưng cũng không để làm oan người vô tội", Trung tướng Lương Tam Quang nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.