Bộ Công Thương đưa ra hàng loạt giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu
Bộ Công Thương đưa ra hàng loạt giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu
An Linh
Thứ ba, ngày 15/11/2022 11:19 AM (GMT+7)
Phân tích về nguyên nhân xảy ra tình trạng thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu ở một số địa phương vừa, Bộ Công Thương chỉ ra 4 nguyên nhân chủ quan!
Phân tích về nguyên nhân xảy ra tình trạng thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu ở một số địa phương vừa, Bộ Công Thương chỉ ra 4 nguyên nhân chủ quan!
Sáng nay (15/11), Bộ Công Thương đưa ra một số thông tin về thị trường xăng dầu, trong đó có nêu bối cảnh xung đột Nga và Ucraine, nguồn cung khan hiếm trên thế giới, xu hướng tăng trở lại của giá xăng dầu từ tháng 10…
Bộ Công Thương nêu, trong thời gian gần đây, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh xăng dầu, bán hàng cầm chừng ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho thị trường.
Nguyên nhân khách quan, Bộ Công Thương cho biết có 6 nguyên nhân, trong đó do bối cảnh thế giới, xung đột Nga và Ucraine; sự hồi phục nhanh chóng của kinh tế Việt Nam khiến nhu cầu tăng cao.
Đặc biệt, nguồn sản xuất của 2 nhà máy xăng dầu là Nghi Sơn và Dung Quất 10 tháng năm 2022 chưa đảm bảo đúng kế hoạch đặt ra. "Kế hoạch đăng ký 10 tháng đầu năm 2022 là 9,87 triệu m3/tấn, nhưng thực tế 10 tháng qua mới chỉ đạt 9,7 triệu tấn…. còn trhieues 170.000 m3/ tấn xăng dầu các loại", Bộ Công Thương nêu.
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ Công Thương đưa ra 4 lý do, trong đó có nếu từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu thực tế (chi phí vận chuyển, premium…) tăng liên tục và tăng cao nhưng những chi phí này chưa được rà soát, điều chỉnh tăng và tính đúng, đủ khi tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu do Nhà nước điều hành nên chưa khuyến khích doanh nghiệp nhập xăng dầu để cung ứng cho thị trường trong nước.
Đặc biệt, có doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị Tổng cục Hải quan ngừng thông quan mặt hãng ăng dầu do không đáp ứng được điều kiện về việc kết nối dữ liệu điện tử theo quy định của Tổng cục Hải quan (áp dụng từ ngày 1/7/2022).
Bộ Công Thương cho biết khi giá xăng dầu tăng, tỷ giá USD/VNĐ tăng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, khó tiếp cận nguồn ngoại tệ, nguồn tín dụng. Vì vậy, nguồn tài chính của doanh nghiệp đầu mối bị ảnh hưởng đến việc nhập khẩu xăng dầu.
"Các doanh nghiệp chỉ duy trì nhập lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối trực thuộc của doanh nghiệp mình và duy trì hàng dự trữ tồn kho", Bộ Công Thương nêu.
Nguyên nhân chủ quan cuối cùng, Bộ Công Thương khẳng định do một số doanh nghiệp đầu mối phía Nam bị tước Giấy phép kinh doanh xăng dầu trong thời gian 1-1,5 tháng, dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu ở một số địa bàn.
Về giải pháp, Bộ Công Thương đưa ra hàng loạt giải pháp trong thời gian tới, trong đó Bộ này cho biết sẽ chỉ đạo các thương nhân đầu mối cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường trong ước, đảm bảo không để thiếu hụt xăng dầu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Đối với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề nghị bộ này chủ trì, phối hợp cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp dầu mối định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, rà soát, tổng hợp, thống kế các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu, chủ động xem xét việc điều chỉnh theo quy định, đảm bảo sát với thực tiễn thị trường và hoạt động của doanh nghiệp xăng dầu.
Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện tối đa đảm bảo nguồn tín dụng cho doanh nghiệp đúng theo quy định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.