Bộ Công Thương nhận được nhiều chất vấn nhất

Thứ hai, ngày 22/11/2010 08:12 AM (GMT+7)
Dân Việt - Bộ Công Thương nhận được 58 chất vấn, tập trung vào các vấn đề xây dựng nhà máy điện, đập thủy điện, giá điện, điều hành xuất nhập khẩu, tính an toàn của việc khai thác, chế biến bauxite ở Tây Nguyên.
Bình luận 0

Đúng 8 giờ sáng, phiên chất vấn bắt đầu với báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị cử tri của Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hầu hết các vị Bộ trưởng đã tham gia phiên chất vấn.

img
 

Theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, đã có 1.234 kiến nghị của cử tri đã được Chính phủ, các bộ, ban ngành trả lời. Tuy nhiên, vẫn còn 20 kiến nghị của cử tri chưa có văn bản trả lời

Đối với 341 kiến nghị mà các cơ quan chức năng tại kỳ họp thứ 7 còn trả lời "Đang xem xét giải quyết", ông Trần Thế Vượng nhấn mạnh đến kỳ họp này vẫn còn 5 kiến nghị vẫn chưa được trả lời.

Như vậy, hầu hết các kiến nghị của cử tri đã được trả lời, tuy nhiên, vẫn còn có những kiến nghị, dù Ban Dân nguyện đã có công văn nhắc nhở nhưng cho đến nay vẫn chưa được trả lời.

Các vấn đề mà cử tri quan tâm nhất là vấn đề bảo hiểm y tế, vấn đề bình ổn quỹ xăng dầu, đặc biệt gây bức xúc là vấn đề thiếu điện.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt đối với người dân ở các vùng chưa có điện lưới, chưa đảm bảo thực hiện đúng chính sách "không được bán ngoài khung giá". Giá bậc thang chưa khuyến khích người dân tiết kiệm điện. Mức chênh giữa các bậc chưa hợp lý. Chưa có khung giá khuyến khích nhà đầu tư vào thị trường phát điện, lưới điện ở vùng sâu, vùng xa.

Việc quy hoạch các nhà máy còn chậm. Phê duyệt dự án thủy điện nhỏ còn nhiều sai sót. Thủy điện chiếm tỷ trọng lớn, 34,6%, trong bối cảnh thời tiết bất thường đã khiến tình trạng thiếu điện rất trầm trọng.

Đầu tư nguồn điện lưới điện chưa khuyến khích đuợc các nhà đầu tư. Việc phê duyệt nhà máy thủy điện nhỏ còn nhiều sai sót.

Thủy điện chiếm tỷ trọng lớn (34,6%) phụ thuộc vào thời tiết nên năm 2010 gặp khó khăn trong việc cung ứng điện. Thông cảm với việc khó khăn cua ngành điện nhưng không đồng tình với việc cắt điện không báo trước.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực còn nhiều bất cập. Việc thực hiện Luật Điện lực còn chưa được triển khai đồng bộ. Quy hoạch thủy điện nhỏ có nhiều sai sót, nhiều nơi không xin phép chính quyền địa phương, Chưa xem xét việc sắp xếp các đối tượng ưu tiên khi thiếu điện nên ngành điện lúng túng khí thiếu điện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Việc lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu, cử tri yêu cầu bỏ Quỹ này vì bất kể xăng dầu tăng hay giảm, họ đều phải đóng góp từ 300-500 đồng, tuy nhiên hiệu quả bình ổn thì chưa rõ.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ năm 2007 Chính phủ giao doanh nghiệp quyền tự định giá bán lẻ. Năm 2009, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thành lập, thiết lập từ giá bán lẻ xăng dầu chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá.

Theo báo cáo số 13050 của Bộ Tài chính, đến nay Quỹ đã thu nộp được 13.619 tỉ đồng, hiện còn tồn 2.569 tỷ. Nhưng một số doanh nghiệp cho rằng việc lập Quỹ còn nhiều bất cập. Đáng chú ý là các doanh nghiệp cho rằng Quỹ đang làm do một số doanh nghiệp tích lũy vốn tạo lợi thế cạnh tranh.

Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc lập Quỹ chưa phù hợp với Pháp lệnh giá, dù Bộ Tài chính có hai văn bản giải trình. Đối với việc chống gian lận, Ủy ban cho rằng Bộ Công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ đã có cố gắng trong việc xử lý gian lận, tuy nhiên việc kiểm tra, xử lý còn nhiều bất cập, chưa bảo vệ được quyền của người tiêu dùng, xử lý chưa nghiêm minh, sự phối hợp còn thiếu thụ động chưa được thường xuyên.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại kỳ họp thứ 7, tháng 6-2010, đã có 212 chất vấn bằng văn bản gửi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Về cơ bản, đã có 209 chất vấn được trả lời.

Đối với bốn Bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, đến ngày 8-11 đều đã có văn bản báo cáo kết quả thực hiện các lời hứa. Riêng Bộ Tài nguyên & Môi trường đã có báo cáo số 220, dài 20 trang về kết quả trả lời từ các kỳ trước. Các vấn đề đã nêu đều có báo cáo trả lời, dù có thể chưa thật đầy đủ.

Theo Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, tại kỳ họp thứ 8, có 228 chất vấn của 92 đại biểu thuộc 44 đoàn gửi chất vấn. Nhận được nhiều chất vấn nhất là Bộ Công Thương với 58 chất vấn. Và cho đến nay, đã có 115 văn bản trả lời chất vấn các đại biểu.

Là Bộ nhận được nhiều chất vấn nhất, 58 chất vấn, tập chung vào các vấn đề quy hoạch xây dựng bố trí nhà máy điện, bảo đảm an toàn các nhà máy điện, đập thủy điện, giá điện, điều hành xuất nhập khẩu tăng trưởng xuất khẩu hạn chế nhập siêu, tính an toàn của việc khai thác và chế biến bauxite ở Tây Nguyên (đặc biệt sau sự cố bùn đỏ), Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: Tại kỳ họp thứ 7, Bộ Công Thương nhận được 29 chất vấn về 13 vấn đề liên quan đến điện lực, điều hành xuất nhập khẩu và điều hành giá cả hàng hóa trong nước. Đến nay, Bộ đã trả lời hết.

Tại kỳ họp lần này, có 40 kiến nghị liên quan đến điện lực, 26 liên quan đến quản lý thị trường và xuất nhập khẩu, 14 ý kiến liên quan đến các dự án Bô xít, đóng tàu, nhà máy lọc dầu Dung Quất.

>> Xem tiếp phần trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại đây.

Từ 22 đến hết sáng 24-11, Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn. Thứ tự trả lời là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng. Khép lại phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.  

Theo tổng hợp của Vụ Công tác đại biểu (ĐB) - Văn phòng Quốc hội (QH), đến nay có 203 chất vấn bằng văn bản của 87 ĐB gửi tới các thành viên Chính phủ trong kỳ họp thứ 8, QH khóa XII. 

Tình trạng thiếu điện trên diện rộng trong mùa hè vừa qua là vấn đề được đưa vào nghị trường. ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng thiệt hại do cắt điện là rất lớn và chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chỉ đạo, xử lý ngành điện như thế nào.

Về giải pháp khắc phục tình trạng này, ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) đặt câu hỏi: "Bộ trưởng cho biết cơ sở nào để hạn chế cắt điện sinh hoạt của nhân dân trong các năm 2010 - 2011 như Bộ trưởng đã cam kết?".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem