7 điểm mới trong quy chế thi
Cụ thể, mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (gọi là các tỉnh) tổ chức một cụm thi với các Điểm thi được đặt ở các trường hoặc liên trường THPT ở các huyện/thị tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi;
Tham gia coi thi, chấm thi là giáo viên các trường phổ thông và cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ có ngành đào tạo giáo viên. Sự tham gia này để các trường ĐH, CĐ chia sẻ trách nhiệm, cùng phối hợp với các Sở GDĐT chủ trì cụm thi để tổ chức Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan;
Tổ chức thi 5 bài thi: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học Xã hội (KHXH). Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Với hình thức thi này sẽ hướng tới học sinh học tập toàn diện, khắc phục dần tình trạng học tủ, học lệch;
Kỳ thi được tổ chức trong 2,5 ngày tạo thuận lợi cho thí sinh. Bộ GDĐT sẽ có lịch thi cụ thể trong văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế thi để các nhà trường, giáo viên biết và thực hiện;
Trong Quy chế cho phép và khuyến khích học sinh ngoài thi các bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) thì có thể đăng ký thi cả 2 bài thi tự chọn (KHTN và KHXH) để tăng thêm cơ hội xét tuyển vào các ĐH, CĐ và khuyến khích các em học tập toàn diện hơn;
Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12, với các câu hỏi ở mức độ cơ bản để đáp ứng mục tiêu xét TN THPT và có những câu hỏi nhằm phân hóa kết quả thi của thí sinh, đáp ứng mục tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả thi, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi chuẩn hóa riêng;
Tiếp tục sử dụng kết quả học tập trong năm lớp 12 với kết quả các bài thi để xét công nhận TN THPT, đây là cụ thể hóa sự kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học theo tinh thần Nghị quyết 29.
Đăng ký thi như thế nào?
Việc đăng ký dự thi nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu của Kỳ thi. Dữ liệu này được sử dụng để xét TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy các thí sinh cần lưu ý và hiểu rõ Quy chế thi để đăng ý dự thi (ĐKDT) kịp thời, chính xác. Việc ĐKDT sẽ do các Sở GDĐT tổ chức triển khai tại các trường THPT/Trung tâm GDTX và tại các địa điểm khác do Sở quy định. Khi ĐKDT các em cần chú khai báo đầy đủ các thông tin trong Phiếu ĐKDT, trong đó đặc biệt chú ý các thông tin về: Các thông tin cá nhân; Đối tượng dự thi; Đăng ký thi các bài thi/môn thi thành phần (các bài thi bắt buộc và các bài thi tự chọn); Các chế độ ưu tiên (nếu có); Các bài thi sử dụng để xét tốt nghiệp THPT; Các thông tin liên quan khác…
Đặc biệt điểm khác biệt khi đăng ký dự thi năm nay so với năm 2016 là thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi. Để có thể đăng ký xét tuyển đúng, thí sinh cần tham khảo thông tin tuyển sinh của các trường trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ và trang thông tin điện tử của các trường; ngoài ra, thí sinh cũng cần lưu ý các quy định: được đăng ký không hạn chế số ngành, số trường và các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới (từ 1 đến n).
Chấm bài tổ hợp ra sao?
Quy chế quy định rất rõ quy trình, yêu cầu của công tác chấm thi. Trong đó các bài thi Toán, KHTX, KHXH và Ngoại ngữ thi theo hình thức TNKQ nên sẽ được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng với quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn, tin cậy, khách quan. Bài thi tự luận Ngữ văn được chấm theo 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra cùng tiến độ với quá trình chấm thi. Quy chế cũng quy định rõ cách xử lý kết quả chấm thi khi có sự chênh lệch giữa hai lần chấm độc lập. Các quy định này hướng tới đảm bảo chấm thi khách quan, tin cậy.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.