Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam?

Thứ sáu, ngày 17/09/2021 07:49 AM (GMT+7)
Bộ lạc Abui thường được gọi là Abui Laku, có nghĩa là "người miền núi" bởi trong ngôn ngữ bản địa, Abui tức là núi. Người Abui tập trung chủ yếu ở làng Takpala trên đảo Alor (thuộc Indonesia) và được chính phủ đặc biệt quan tâm bảo tồn nền văn hóa lâu đời.
Bình luận 0
Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam? - Ảnh 1.

Bộ lạc Abui trên đảo Alor. Ảnh: Indonoceans

Bộ lạc Abui sở hữu của quý Trống Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam?

Hiện nay, làng Takpala có tất cả 13 chủ gia đình và có khoảng 16.000 người nói ngôn ngữ Abui. Bộ lạc này vẫn tích cực săn bắt hái lượm bằng cung tên truyền thống. Tuy vậy, cách sử dụng thì có đôi chút khác biệt như mũi tên bắn chim ngắn hơn trong khi đó mũi tên săn lợn rừng thì sẽ dài hơn. Truyền thuyết kể lại rằng, bộ tộc Abui chính là những người sáng lập ra vương quốc tồn tại lâu đời nhất ở trên đảo Alor.

Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam? - Ảnh 2.

Nhà truyền thống với mái hình chóp như một kim tự tháp của bộ lạc Abui. Ảnh: Alex Journey

Làng Takpala có đến 15 ngôi nhà truyền thống được gọi là Lopo. Nhà Lopo có hai loại bao gồm: Kolwat và Kanuruat. Trong khi ngôi nhà Kolwat được mở cửa cho khách du lịch vào tham quan kể cả trẻ em và phụ nữ thì nhà Kanuruat chỉ cho phép một số người nhất định. 

Nhìn chung, bộ lạc Abui xây dựng những ngôi nhà có hình dạng như một kim tự tháp với đỉnh chóp lợp bằng lá dừa, có 4 cột nối bởi những tấm vách làm từ tre. Ngôi nhà thường gồm 3 tầng, thứ tự bếp và phòng ngủ ở tầng 1, tầng 2 chứa ngô và tầng 3 làm nhà kho.

Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam? - Ảnh 3.

Vũ điệu Lego Lego của người Abui. Đây là điệu nhảy Lego Lego hiếu khách. Ảnh: Garry Bevan

Khi đến thăm ngôi làng Takpala, người Abui sẽ thực hiện điệu nhảy Lego Lego vô cùng độc đáo để chào đón bạn. Ngoài ra, vũ điệu Lego Lego được thực hiện trong các nghi lễ truyền thống khác nhau, chẳng hạn như lễ cưới.

Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam? - Ảnh 4.

Nghi lễ hiến tế đầu người từ thời tiền sử. Ảnh Taufik Bonaedy

Từ thời xa xưa, tộc người Abui nhảy điệu Lego Lego xung quanh một phiến đá hình tròn 3 tầng được gọi là mesbah. Theo truyền thuyết, mesbah được xây dựng từ thời tiền sử để tiến hành nghi lễ hiến tế đầu người.

Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam? - Ảnh 5.

Bộ lạc Abui trong trang phục truyền thống. Ảnh: Prayudi Hartono

Điều độc đáo là các vũ công ăn mặc thật đẹp, trang phục của họ thường là sarong của vùng Alor hoặc một tấm vải dệt. Đàn ông sẽ dùng khăn che đầu còn phụ nữ để tóc xõa. Đặc biệt, dưới chân các vũ công là những chiếc vòng bạc nhằm tạo ra âm thanh leng keng khi nhảy. Các vũ công sẽ nắm tay nhau tạo thành vòng tròn, thể hiện niềm hạnh phúc, sức mạnh đoàn kết và tình anh em hữu nghị. Khi nhảy, đa phần các bô lão thường là những người hát và đọc các bài thơ.

Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam? - Ảnh 6.

Các vũ công đeo vòng chân để phát ra âm thanh khi nhảy. Ảnh Debbie Arriaga

Trống Moko, một loại trống làm bằng đồng thau rất quý giá và người Abui thường dùng làm của hồi môn. Trong văn hóa bản địa, không ai thực sự biết làm thế nào Moko đến với đảo Alor. Họ tin rằng đây chính là món quà của các vị thần linh mà họ đã tìm thấy được chôn trong lòng đất.

Bộ lạc Abui sở hữu Trống đồng quý giá - Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam? - Ảnh 7.

Trống Moko và mối liên hệ với nền văn hóa Đông Sơn. Ảnh: Indonoceans

Xét về khía cạnh lịch sử, các nhà sử học cho rằng Moko có liên quan đến nền văn hóa Đông Sơn của Việt Nam thông qua sự liên kết thương mại với quần đảo Mã Lai từ hơn 2000 năm trước. Vì thế, trống Moko được tạo ra từ sự sáng tạo của người Abui, vừa có những nét của trống Đông Sơn lại vừa có những nét riêng bản địa. Tuy nhiên, một số báo cáo chỉ ra rằng trống Moko sau này do người Java và người Trung Quốc tạo ra và du nhập vào Alor từ thế kỷ 19 bởi các thương nhân.


Đức Tuấn (Indonesia; contrmporarynomad; coralia)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem