Bộ NNPTNT sẽ kiến nghị có cơ chế mở cửa hoạt động xã hội với người tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19
Bộ NNPTNT sẽ kiến nghị có cơ chế mở cửa hoạt động xã hội với người tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19
Khánh Nguyên
Thứ hai, ngày 06/09/2021 10:25 AM (GMT+7)
Trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp, Bộ NNPTNT sẽ kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội đối với những người đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vaccine sẽ được đi đâu, làm gì để duy trì sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản.
Kiến nghị xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội với những người dân tiêm đủ 1 mũi, 2 mũi vaccine Covid-19
Thời gian qua, Bộ NNPTNT liên tục có các cuộc họp, hội nghị ghi nhận những kiến nghị, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh, trong đó có ý kiến đáng chú ý của nhiều doanh nghiệp là: cần có cơ chế cho những người dân đã tiêm đủ 1 mũi, 2 mũi vaccine Covid-19.
Từ kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội đối với những người dân đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vaccine Covid-19 sẽ được đi đâu, làm gì ở các tỉnh, thành phố mà tỷ lệ tiêm vaccine đạt trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên để duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản.
Cho phép xã hội hóa việc xét nghiệm, tiêm vaccine, cho phép doanh nghiệp được chủ động tìm nguồn, mua và chủ động tiêm phòng cho lao động với hướng dẫn của CDC địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách mạnh mẽ hơn nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến hàng nông sản để chế biến sâu; phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, giảm bớt xuất khẩu sản phẩm tươi, thô.
Kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào, hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, hạn chế nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm.
Xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho ngành nông nghiệp. Có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính: duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ...
Kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải có biện pháp tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa; chỉ đạo các tập đoàn phân phối trong nước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại địa phương nơi có hoạt động của doanh nghiệp.
Xem xét hỗ trợ giảm ít nhất 1/2 chi phí điện năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất chế biến phải duy trì 3 tại chỗ (nhất là các nhà máy, kho lạnh).
Trước đó, tại cuộc họp với Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (có văn phòng tại Bình Thuận và các chi nhánh tại TP.HCM, Ninh Thuận, Long An, Bạc Liêu) cho biết, ông đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 nhưng trong quá trình đi xử lý công việc từ tỉnh nọ sang tỉnh kia về vẫn phải cách ly như bình thường.
"Những người đã được tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 mà về vẫn phải cách ly là bằng thừa, thế thì việc được tiêm vaccine còn ý nghĩa gì nữa. Theo tôi, cách ứng xử với việc đã được tiêm vaccine rồi như vậy là chưa đúng" - ông Hoàng Anh nói.
Từ thực tế đó, ông Hoàng Anh kiến nghị, các địa phương nên cho những người đã được tiêm vaccine sản xuất bình thường với điều kiện thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, có như vậy mới không làm chuỗi sản xuất ngành thủy sản không bị đứt gãy.
Đồng tình với quan điểm của đại diện Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, đại diện Tập đoàn thủy sản Việt Úc cũng kiến nghị Bộ NNPTNT đề xuất với ngành chức năng cho phép những người được tiêm phòng vaccine được đi lại, sản xuất bình thường trong các điều kiện phòng chống dịch để duy trì chuỗi cung ứng. Đây cũng là ý kiến của Công ty CP Việt Nam.
Tiếp tục ưu tiên vaccine cho chuỗi cung ứng ngành thủy sản
Ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bến Tre kiến nghị với tình hình khó khăn hiện nay, Bộ NNPTNT nên kiến ghị Chính phủ giảm tiền điện cho người nuôi vì phi phí này trong nuôi tôm rất lớn.
Mức độ giảm giá điện mong muốn là 15-20% và trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ tháng 9/2021.
Một số địa phương khác đều có chung kiến nghị về câu chuyện khơi thông nguồn vốn. Theo đó, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, kể cả nuôi và khai thác về lãi suất ngân hàng với điều kiện các doanh nghiệp này phải xây dựng chuỗi liên kết với vùng nuôi, khai thác.
Từ đó, các nhà máy chế biến bắt buộc phải có liên kết đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi trong giai đoạn hiện nay.
Riêng về vaccine, kiến nghị của Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre cũng là mong muốn chung của nhiều địa phương.
P.V
Tập trung giải quyết khó khăn, không để ứ đọng hàng hóa
8 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều địa phương phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng rất lớn, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
Dù vậy, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, sản xuất nông lâm thủy sản vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan. 8 tháng đầu năm, sản lượng lương thực đạt 27,03 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, chế biến, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.
Tính đến thời điểm 15/8, đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được phục hồi và phát triển ổn định. Đàn bò tăng khoảng 1,8%, đàn lợn tăng khoảng 4,5%; đàn gia cầm ước tăng 5,4%.
Thực hiện quyết liệt các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo sản xuất và phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả ấn tượng trong xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2021 đạt khoảng 32,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 13,6%; lâm sản chính đạt khoảng 11,2 tỷ USD, tăng 42,7%; thủy sản đạt trên 5,6 tỷ USD, tăng 7,1%; chăn nuôi ước đạt 296 triệu USD, tăng 15,9%.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 giảm sâu so với cùng kỳ và tháng 7/2021 (đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm 21,6% so với tháng 8/2020 và giảm 22,0% so với tháng 07/2021).
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa tại vùng sản xuất, nhà máy, trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Tiêm xong 2 mũi vaccine Covid-19 mà vẫn phải ngồi nhà
Đó là trăn trở của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản trước những lo ngại đứt gãy chuỗi sản xuất của ngành. "Tiêm xong 2 mũi vaccine mà vẫn phải ngồi nhà hoặc đi xúc tiến sản xuất vẫn phải tự cách ly thì còn có ý nghĩa gì?" - đại diện một doanh nghiệp nêu câu hỏi.
Tại Hội nghị trực tuyến về sản xuất, tiêu thụ thủy sản những tháng cuối năm 2021 và bàn giải pháp để chủ động sản xuất thủy sản do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 4/9, đại diện nhiều doanh nghiệp kiến nghị, ngành chức năng cần có quy định cụ thể về việc đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 thì quá trình lưu thông, phát triển sản xuất nên được thực hiện như thế nào.
Lấy dẫn chứng câu chuyện của chính mình, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (có văn phòng tại Bình Thuận và các chi nhánh tại TP.HCM, Ninh Thuận, Long An, Bạc Liêu) cho biết, ông đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 nhưng trong quá trình đi xử lý công việc từ tỉnh nọ sang tỉnh kia về vẫn phải cách ly như bình thường.
"Những người đã được tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 mà về vẫn phải cách ly là bằng thừa, thế thì việc được tiêm vaccine còn ý nghĩa gì nữa. Theo tôi, cách ứng xử với việc đã được tiêm vaccine rồi như vậy là chưa đúng" - ông Hoàng Anh nói.
Từ thực tế đó, ông Hoàng Anh kiến nghị, các địa phương nên cho những người đã được tiêm vaccine sản xuất bình thường với điều kiện thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, có như vậy mới không làm chuỗi sản xuất ngành thủy sản không bị đứt gãy.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.