Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Giá ô tô chưa chắc đã giảm
Mới đây, Bộ KH&ĐT đã xây dựng và lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Trong đó, nội dung đáng chú ý là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thị trường hậu đại dịch Covid-19 là đề xuất giảm 50% phí trước bạ đối với người mua xe ô tô trong nước trong năm 2020.
Cùng với đó là chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô nội. Các đề xuất này sẽ được báo cáo Chính phủ cho ý kiến và sau đó sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định.
Tuy nhiên, đáng chú ý, nêu ý kiến về Dự thảo trên, Bộ Tài chính bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất giảm 50% phí trước bạ và ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nội địa.
Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất trên sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm cam kết về không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó, Bộ Tài chính đề nghị không đưa ý kiến này vào dự thảo Nghị quyết.
Theo quy định của WTO, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc các loại thuế nội địa. Các loại thuế này phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia hay còn gọi là Tối huệ quốc (MFN) và chính sách về trợ cấp.
Trong đó, WTO đã quy định rất cụ thể về việc các nước thành viên "không đánh thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu cao hơn mức áp dụng với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, WTO cũng yêu cầu các thành viên, không phân biệt đối xử trong áp dụng thuế nội địa giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa nhằm mục đích bảo hộ những hàng hoá nội địa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau với hàng nhập khẩu.
Phản hồi ý kiến trên, đại diện Bộ Công Thương cho biết, đây là nội dung kiến nghị của Bộ Công Thương nhằm khuyến khích sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
"Bộ Công Thương sẽ thực hiện rà soát, đảm bảo kiến nghị này không vi phạm các cam kết của Việt Nam về không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới", đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Đại lý ô tô lo "ngay ngáy"
Trước đó, từ đầu tháng 4, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) và Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ đối với mặt hàng ô tô. Với đề xuất này, người tiêu dùng sẽ được lợi hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng nếu mua xe sau khi đề xuất được phê duyệt.
Hiện tại, ô tô con từ 9 chỗ ngồi trở xuống chịu hai mức thu lệ phí trước bạ theo từng địa phương là 10% và 12% trên giá bán xe. Tuy nhiên, đề xuất giảm này chỉ dành cho xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Ví dụ, hiện tại, chiếc Toyota Fortuner bản lắp ráp trong nước giá bán 1,03 tỷ đồng, khách hàng sẽ phải nộp từ 103 - 120,6 triệu đồng lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, nếu đề xuất của Bộ Công Thương được thông qua, mức lệ phí trên sẽ giảm được từ 51,5- 60,3 triệu đồng.
Theo nhận định của giới chuyên môn, nếu đề xuất này trở thành hiện thực xe sang sản xuất lắp ráp trong nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Trong các thương hiệu xe sang, chỉ Mercedes Benz Việt Nam có sản xuất lắp ráp trong nước. Giá xe thấp nhất là 1,39 tỷ đồng và cao lên tới 4,6 tỷ đồng.
Nếu mua những mẫu xe này, khi giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng sẽ tiết kiệm được từ 70-270 triệu đồng tùy từng xe. Chẳng hạn, chiếc Mercedes S450 lắp ráp trong nước có giá bán 4,2 tỷ đồng, lệ phí trước bạ bình thường phải nộp từ 420-504 triệu đồng, nếu giảm một nửa sẽ còn 210-252 triệu đồng.
Trước thông tin trên, hiện nay, nhiều khách hàng chia sẻ đang chờ đợi quyết định mới này được ban hành để mua xe.
Do đó, đối với đại lý xe hơi đây là thời điểm "không vui". Nguyên nhân là do từ khi dịch bệnh Covid - 19 xảy ra, doanh số các đại lý đều sụt giảm mạnh. Hiện tại, tâm lý người mua "găm tiền" đợi chính sách khiến thị trường ô tô càng ảm đạm.
"Từ trước đã có xu hướng đại lý và khách hàng thương lượng giá phí trước bạ để mua xe. Có đại lý chia sẻ hoặc tặng một phần phí trước bạ cho người mua xe để kích cầu thị trường.
Hiện tại, đa số khách hàng đợi các quyết sách của Chính phủ trong thời gian tới, nếu việc miễn giảm phí trước bạ 50% được thực hiện, người tiêu dùng được hưởng lợi hơn rất nhiều. Thêm với việc hàng loạt xe được điều chỉnh giảm giá tính phí trước bạ, điều này có thể giúp doanh số bán hàng các quý 3 hoặc cuối năm để lấy lại đà bán ra", chủ một đại lý ô tô tại Long Biên cho hay.
Anh Hải, chủ một đại lý ô tô tại Mỹ Đình cũng có nhận định tương tự. Thậm chí, nếu thời gian kéo dài, nhiều đại lý có thể lâm vào bờ vực phá sản do thất thu quá lớn.
"Từ đầu dịch tới giờ, doanh thu của chúng tôi "rớt" thảm hại, phải rất cố gắng mới không sa thải bớt nhân viên. Hiện tại, nhu cầu sử dụng đã ít, khách hàng lại có tâm lý chờ hạ giá khiến doanh số càng tụt. Tình trạng này kéo dài sẽ rất khó khăn, do chúng tôi vẫn phải chi trả rất nhiều chi phí như: điện, nước, mặt bằng, nhân viên,…", anh Hải chia sẻ.
Được biết, Bên cạnh các đại lý ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe tải cũng phải đối mặt với khó khăn từ hơn 2 năm qua do nhu cầu giảm mạnh, tăng trưởng âm liên tục.
Hiện tại, trong bối cảnh dịch Covid-19, nhu cầu vận tải hàng hóa giảm khiến xe tải càng chịu cảnh tồn kho lớn, ế ẩm. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhận định, việc giảm 50% lệ phí trước bạ với xe tải cũng chưa chắc có thể kích cầu thị trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.