Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh: Trong 9 tháng đầu năm 2024, mặc dù đã có nhiều kết quả khả quan nhưng so với các tỉnh thành khác trên cả nước thì tình hình kinh tế - xã hội của Hòa Bình và Sơn La vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 2 và số 3 vừa qua đã để lại thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn 2 tỉnh.
Bộ trưởng đề nghị, ngoài việc trao đổi các nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, Đoàn công tác mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi, thảo luận thẳng thắn, cởi mở mang tính đối thoại, để đề xuất được các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề mới phát sinh, cũng như việc hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả sau các đợt thiên tai trên địa bàn 2 tỉnh thời gian vừa qua.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La và Hòa Bình đã báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp tháo gỡ thúc đẩy phát triển trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 9 tháng đầu năm 2024 ước tăng 9,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,41%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,66%; dịch vụ tăng 6,99%; thuế sản phẩm tăng 5,97%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 16,5%; công nghiệp - xây dựng 46,28%; dịch vụ 32,41%; thuế sản phẩm 4,81%.
Tại Sơn La, trong 9 tháng đầu năm 2024, tuy tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ước đạt 123.492 ha, giảm 2,72% nhưng cây công nghiệp hằng năm đạt 54.462 ha, tăng 2,97% so với cùng kỳ năm trước; cây công nghiệp lâu năm đạt 33.780 ha, tăng 5,1%; tổng diện tích cây ăn quả và sơn tra đạt 83.469 ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 34,5% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5% so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,8% so với cùng kỳ...
Tính từ khi bắt đầu thực hiện các Chương trình làm việc của Thành viên Chính phủ với 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình đến Quý II/2024 có tổng số 92 đề xuất, kiến nghị được gửi đến các bộ, ngành. Các bộ, ngành đã giải quyết 59 kiến nghị, còn 33 kiến nghị đang trong quá trình xem xét, giải quyết (trong đó có 22 kiến nghị mới phát sinh trong kỳ báo cáo). Các kiến nghị này đã được Bộ KH&CN tổng hợp báo cáo Chính phủ đồng thời gửi cho các bộ, ngành liên quan để xử lý, trả lời địa phương.
Tại buổi làm việc, tỉnh Sơn La và Hòa Bình đã đề xuất, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương một số nội dung, như: Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do cơ bão số 3, Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; Cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng CT229; Cơ chế về chi ngân sách địa phương; Vướng mắc liên quan đến quy định chuyển tiếp đối với dự án nhà ở; Quản lý nợ của chính quyền địa phương; Sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước của cấp tỉnh, cấp huyện để hoàn trả khoản vay từ Quỹ Đầu tư phát triển địa phương…
Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, đại diện các bộ, ngành Trung ương liên quan đã giải thích làm rõ một số đề xuất, kiến nghị thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời, ghi nhận đối với những nội dung vượt thẩm quyền để tổng hợp, báo cáo tham mưu Chính phủ sớm xem xét, trả lời cho tỉnh.Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương với các cơ quan địa phương, nhằm tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy, triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, phân công rõ người, rõ việc; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn sản xuất, kinh doanh, không để công việc bị ngừng trệ, ách tắc.
Đối với các kiến nghị, đề xuất đang trong quá trình xem xét, giải quyết, đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương phối hợp chặt chẽ với địa phương có phương án tháo gỡ kịp thời, có văn bản trả lời, hướng dẫn địa phương trong thời gian sớm nhất, đồng thời gửi Bộ KH&CN để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Đối với các kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách, đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết để kịp thời tháo gỡ cho địa phương, trong đó lưu ý tập trung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.
Các đơn vị thuộc Bộ KH&CN là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đoàn Công tác chủ động, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Sơn La, Hòa Bình và các bộ, ngành có liên quan, xây dựng và hoàn thiện Báo cáo của Đoàn Công tác để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2024.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.