Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế được nêu ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2013 diễn ra hôm nay (20.8).Về việc “loạn” xét
nghiệm, Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ có công văn đề nghị các giám đốc Sở chỉ đạo
giám đốc các bệnh viện, các phòng y tế, phòng xét nghiệm thực hiện nghiêm Thông
tư về quy trình xét nghiệm.
“Chúng ta có hết quy trình lấy mẫu và tiêu chuẩn
phòng xét nghiệm, nơi nào không làm như thế là không được và giám đốc bệnh
viện, trưởng khoa xét nghiệm phải chịu trách nhiệm. Về vụ việc tại bệnh viện
Hoài Đức, xử lý cụ thể thế nào thì cần phải chờ kết luận của công an. Nhưng để
sự việc sai sót như vậy thì Trưởng phòng xét nghiệm, Giám đốc bệnh viện Hoài
Đức phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Không thể nói cả một thời gian dài thu tiền
như thế, làm giả phiếu xét nghiệm như thế mà lại không biết gì” – bà Tiến nhấn
mạnh.
Chị Hoàng Thị Nguyệt – người tố cáo sai phạm của bệnh viện Hoài Đức, nhận bằng khen trong nước mắt.
Theo bà Tiến, việc xử lý vụ việc của Thành ủy, UBND,
Sở Y tế Hà Nội như vậy là rất đúng. Trách nhiệm của Bộ y tế là ban hành văn bản
pháp luật, chủ trương chính sách, đốc thúc để xây dựng các quy trình, văn bản nhưng
theo phân cấp hành chính, việc triển khai thực thi là của chính quyền. UBND có
trách nhiệm phê duyệt, bổ nhiệm các vị trí cán bộ, phân cấp tiền bạc, việc giám
sát, kiểm tra việc thực thi các cơ sở y tế là do hệ thống thanh tra Sở và chính
quyền địa phương nơi đó tiến hành.
Đầu năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư
01 về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất
lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ngoài ra Thông tư 15 trước đó cũng
đã nói rõ về việc quản lý máy móc xã hội hóa. Tuy nhiên, một số cán bộ bệnh
viện Hoài Đức đã thực thi sai. Các quy
định về hành nghề y dược tư nhân trong Luật Khám chữa bệnh cũng đã nói rõ hết.
Ví dụ như không có chứng chỉ hành nghề thì không được thực hiện việc khám chữa
bệnh nhưng họ vẫn cố tình làm sai. Đã làm sai thì cần phải xử lý nghiêm.
Bà Tiến cũng đánh giá, hiện nay lực lượng thanh tra
giám sát cũng rất mỏng. Mỗi Sở Y tế chỉ có 5-7 thanh
tra, có tỉnh chỉ có 3 thanh tra, trong khi công việc cần thanh tra lại rất
nhiều như y, dược, hành nghề tư nhân nên không thể bao quát hết được. Ngoài ra,
thanh tra xử lý vi phạm chỉ được một thời gian, cơ sở lại tái phạm, là bài toán
rất khó xử lý.
Diệu Linh (Diệu Linh )
Vui lòng nhập nội dung bình luận.