Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Lĩnh vực KHCN cần được xây dựng cơ chế tự chủ tài chính riêng

Khải Phạm Thứ tư, ngày 07/06/2023 11:38 AM (GMT+7)
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị định số 60 năm 2021 quy định về tài chính cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp nhà nước có đã giúp các đơn vị tự chủ tài chính, nhưng lĩnh vực KHCN lại có đặc thù riêng nên cần cơ chế riêng.
Bình luận 0

Lĩnh vực KHCN cần có cơ chế tự chủ tài chính riêng

Trả lời đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương về vấn đề tự chủ tài chính công hiện nay, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, theo Nghị định số 60 năm 2021 quy định về tài chính cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp nhà nước. Đây là Nghị định tạo điều kiện để đơn vị sự nghiệp phát huy được tự chủ của mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Lĩnh vực khoa học công nghệ cần được xây dựng cơ chế tự chủ tài chính riêng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt. Ảnh Quốc hội.

Khó khăn được Bộ trưởng đưa ra về tự chủ tài chính khi Nghị định 60 không điều chỉnh được đặc thù của lĩnh vực KHCN như nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, triển khai... Điều này đã khiến khi triển khai thực tế có nhiều vướng mắc. 

Để tháo gỡ những khó khăn này, Bộ trưởng đưa ra giải pháp là kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định riêng cho việc tự chủ tài chính của các tổ chức KHCN một cách toàn diện hơn. Theo đó, các đơn vị được tự chủ về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, tài chính và quản lý tài sản.

Về khung nhiệm vụ và ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ KHCN, Bộ trưởng Thành Đạt cho biết đây là vấn đề thực tế và hiện Bộ đã có những giải pháp để kinh phí cho các nhiệm vụ để phát huy hiệu quả, tránh lãng phí.

Cụ thể, sau khi thực hiện tái cơ cấu nhiệm vụ công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2023, Bộ đã phê duyệt 19 chương trình KHCN với mục tiêu, nội dung và yêu cầu các sản phẩm khoa học công nghệ và các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Đó là cơ sở để hình thành các khung số lượng của ngân sách nhà nước bố trí cho các nhiệm vụ. 

Theo Bộ trưởng đánh giá, đây là giải pháp căn cơ để đảm bao khung nhiệm vụ và ngân sách nhà nước chi cho khung nhiệm vụ KHCN.

Giải pháp KHCN hạn chế tro xỉ nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam

Liên quan đến vấn đề tro xỉ mà Đại biểu Huỳnh Thị Thanh Lan, đoàn Sóc Trăng đã đặt ra, Bộ trưởng Bộ KH&CN cung cấp số liệu về tình hình thực tế ở Việt Nam về nhà máy nhiệt điện. Trong năm 2021, tổng lượng tro xỉ đẩy ra từ các nhà máy nhiệt trên cả nước là khoảng 16 tỷ tấn và tính đến cuối năm 2021 tổng lượng tro xỉ của nhà máy nhiệt điện đã tiêu thụ dư địa qua các năm là 84,4 tỷ tấn.

Thực tế, việc thải lượng lớn tro xỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân. Do đó, Bộ KH&CN được giao nghiên cứu giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của tro xỉ đển môi trường và sức khỏe con người.

Theo đó, Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT để trải khai các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng. Sau quá trình nghiên cứu giải pháp, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, đến nay tro xỉ đã có thể sử dụng phần lớn để làm vật liệu xây dựng trong sản xuất bê tông, gạch không nung, vật liệu xây lắp...

Đồng thời, Bộ trưởng cũng công bố bộ khung 15 tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến tro xỉ để góp phần khắc phục tình trạng phát thải vào môi trường nhằm hạn chế tác hại với môi trường, không khí cũng như sắc khỏe của người dân. 

Đồng thời, Bộ KHCN cũng đề xuất Chính phủ về các giải pháp về danh mục, lộ trình, thiết bị sử dụng và lược bỏ nhà máy phát triển hiệu suất thấp, đốt than.

Trong thời gian tới, Bộ KH&CN tiếp tục nghiên cứu những giải pháp mới, nguồn năng lượng mới để khi giảm nguồn nhiệt điện than thì có nguồn để bổ sung trong sử dụng điện của Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem