Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, từ ngày 7.3, sẽ mở thầu dự án thu phí tự động không dừng và sẽ thực hiện dự án từ tháng 4. Bộ GTVT tự tin sẽ hoàn thành dự án vào cuối năm nay đúng theo lộ trình của Thủ tướng đã chỉ đạo. Đồng thời, Bộ GTVT cũng tổ chức họp, yêu cầu các địa phương đang quản lý các dự án BOT phải khẩn trương thực hiện.
Cuối năm 2019, sẽ hoàn thành dự án thu phí không dừng.
Bộ GTVT sẽ triển khai dự án theo 2 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1, dự án có 26 trạm và đã vận hành thương mại được 23 trạm, 3 trạm còn lại cơ bản xong. Ngoài ra, dự án bổ sung thêm 18 trạm, một số trạm đã hoàn thành và vận hành thương mại.
Giai đoạn 2, được Thủ tướng cho phép chỉ định thầu, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho 33 trạm được tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi với hồ sơ thầu minh bạch, có sự phối hợp các bên liên quan. Nhiều thông số được đưa vào hồ sơ thầu theo hướng ưu tiên các tập đoàn viễn thông có tiềm lực, nên khi họ trúng thầu tiến độ sẽ được triển khai nhanh.
Bộ trưởng Thể cho biết, sẽ điều chỉnh Thông tư 49 về tổ chức hoạt động trạm thu phí. Việc sửa đổi để đẩy nhanh thu phí không dừng, một số hành vi cản trở thu phí sẽ bị xử phạt nghiêm.
Tại Quyết định 07 của Thủ tướng chỉ đạo đến hết năm 2019, các trạm thu phí phải thu phí không dừng, nhưng cả nước hiện có khoảng hơn 3 triệu xe ô tô, hiện số xe dán thẻ Etag chỉ được khoảng 1 triệu, giai đoạn đầu của dự án nếu không có làn thu phí thủ công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng xe lưu thông.
Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng để lại làn thu phí thủ công, nhưng sau năm 2019, phương tiện không có thẻ thu phí không dừng sẽ phải xếp hàng ở làn thủ công để đi qua trạm
Để minh bạch hoạt động thu phí, Bộ trưởng Thể giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức hội nghị mời các cơ quan liên quan như: ngân hàng, công an, nhà đầu tư... để công khai quy trình giám sát thu phí, cung cấp thông tin về giám sát thu phí để chuyên gia, xã hội góp ý...
Trao đổi với PV Dân Việt về việc tại sao chủ trương thu phí không dừng được tiến hành từ lâu nhưng Bộ GTVT lại chậm trễ triển khai, vậy trách nhiệm này thuộc về ai? Đại biểu Quốc Hội Phạm Văn Hoà (Ủy viên ủy ban Pháp luật) cho rằng: Lỗ hổng lớn nhất trong việc này chính là pháp lý. Tại vì pháp lý chưa có quy định là tất cả các phương tiện đi trên đường đều phải đi qua làn thu phí không dừng. Bây giờ người dân đi qua trạm sử dụng tiền mặt cũng là hợp lý quá vì chẳng có quy định nào cấm việc này. Trong việc này, cũng có lỗi của Bộ GTVT.
Rõ ràng, trong thời gian qua khâu tổ chức thực hiện lắp đặt thu phí không dừng gặp rất nhiều khó khắn.
Trước mắt có thể thấy, chủ đầu tư không muốn vì họ không muốn công khai minh bạch doanh thu. Việc này, có thể làm cho họ tăng được thời gian thu phí BOT đem lại lợi ích cho họ.
Ngoài ra, công nghệ thu phí không dừng chưa đáp ứng được yêu cầu của tất cả các trạm BOT và tài xế có đồng ý thu phí không dừng không? Cần phải có ràng buộc trách nhiệm của cả tài xế và chủ đầu tư thì mới tổ chức thực hiện được.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.