Người Rục với sóng gió đời thường

Thứ hai, ngày 27/08/2012 06:45 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nếu tính về tuổi xã hội, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Rục như người em út. Được quan tâm chăm sóc hơn, nhưng cũng sớm phải chịu những sóng gió dữ dội của cuộc sống hiện đại...
Bình luận 0

Xóm người rừng ở Hung Dộp

Mất chừng 2 giờ đi xe máy xuyên rừng rồi đi bộ, chúng tôi vào Hung Dộp nơi có hai “nóc nhà” của người Rục ở bản Ón (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) bỏ bản vào rừng ở. Hai gia đình có 6 người, gọi là hai nhà nhưng thực ra là một, vợ chồng ông Cao Băn, vợ chồng anh con trai cùng hai đứa cháu.

 img
Gia đình anh Cao Thắng tại hang đá ở Hung Mun.

Hỏi ông Băn sao ông không ở bản, có nhà tử tế, ông trả lời: “Ở rừng thích hơn, tiện hơn, yên tĩnh hơn”. Cái “tiện” trong cuộc sống ở rừng là đói lúc nào thì “lấy” ăn lúc đó, ở bản phải “làm” mới có ăn. Cháu nội ông Băn, Cao Trường năm nay đã hơn 7 tuổi nhưng vì bố mẹ, ông bà mãi ở rừng nên không được đi học.

Thằng bé cũng giống ông ở khả năng luồn rừng nhanh thoăn thoắt, hỏi nó có muốn đi học không, nó gật đầu, bảo nó về bản, nó lắc đầu rồi nhìn bố mẹ, ông bà: “Bố mẹ về cháu mới về”. Ông Băn và vợ chồng anh con trai nghe cũng không mặn mà gì việc về bản ở, chắc chỉ đôi năm nữa là thằng bé Cao Trường thành người của rừng thực thụ.

Cháu nội ông Băn, Cao Trường năm nay đã hơn 7 tuổi nhưng vì bố mẹ, ông bà mãi ở rừng nên không được đi học. Thằng bé cũng giống ông ở khả năng luồn rừng nhanh thoăn thoắt, hỏi nó có muốn đi học không, nó gật đầu, bảo nó về bản, nó lắc đầu.

Rời Hung Dộp, ông Băn tình nguyện đưa đường cho chúng tôi sang gia đình “hàng xóm” ở Hung Mun cách đó chừng 2 giờ đi bộ. Hàng Xóm của ông Băn là gia đình ông Cao Thắng, vợ chồng ông Cao Thắng cũng không có tuổi… khoảng 30.

Chưa đến Hung Mun đã gặp vợ chồng anh Thắng khệ nệ khênh chiếc cối giã ngô mới đẽo được từ rừng, ngày mai nhà hết gạo, ăn đến ngô. Nhà của gia đình Cao thắng là chiếc hang đá khá cao, chờ bố mẹ có 4 đứa trẻ, nhìn qua cũng biết… đang đói. Đứa bé nhất Cao Xí, chừng 1 tuổi nằm trong lòng chị, mắt lờ đờ, đầu nó trốc kín như chiếc bánh đa kê.

Thằng bé ấy chắc cả tháng không tắm gội gì, mà thuốc bôi chữa trốc chắc cũng không, thỉnh thoảng nó quờ tay lên gãi trầy cả máu. Bố mẹ về, thằng Xí được giải quyết cái đói đầu tiên, đơn giản nó rúc vào ngực mẹ là hết đói.

Hai đứa con lớn nhà Cao Thắng lần lượt 10 và 12 tuổi đều không được đi học, đứa thứ ba lên 4 cũng không biết đến nhà mẫu giáo. Năm trước nhà Cao Thắng mất một đứa con vì sơ sẩy ngã xuống suối giữa mùa mưa. Hỏi vợ chồng anh sao không về bản, cũng như ông Băn, Thắng bảo thích ở rừng hơn. Ở rừng thỉnh thoảng kiếm ít sợi mây, mật ong bán được tiền.

Tập làm nông dân

Ngoài số ít hộ người Rục quay lại rừng, nhiều hộ đã ở lại và tập làm quen với cuộc sống mới, trong đó có nghề trồng lúa. Thiếu tá Trương Thanh Lưu – người cán bộ biên phòng đã có hơn 10 năm cắm bản “3 cùng” với đồng bào Rục kể rằng: “Bước ra từ hang đá người Rục lạ lẫm với tất cả. Cuộc sống của họ chỉ đơn thuần với việc săn bắt, hát lượm, chiếm đoạt từ rừng”.

Bộ đội Biên phòng phải dạy đồng bào từ những bước sơ khai nhất là “chặt đốt, cốt trỉa”. Ngày ấy bộ đội phát rẫy, trồng ngô, trồng sắn, làm cho đồng bào xem, chỉ cho mọi người cách “chọc” đất tra hạt. Rẫy thì rộng nhưng đồng bào sau khi tra hạt xong là để đó mặc cho trời, thú rừng phá hoại, đến mùa chẳng thu được là bao…Từ những bước ban đầu như thế, cây ngô, cây sắn bắt đầu bám rễ trên rẫy, bước đầu đẩy lùi bột nhúc khỏi bữa ăn gia đình.

Hôm chúng tôi trở lại bản Rục, cũng là lúc đồng bào ở đây bước vào mùa gieo cấy vụ lúa nước thứ 4. Buổi sáng trên cánh đồng Rục Làn lúa đang lên xanh mơn mởn, hàng trăm người Rục đang hăng say “tỉa, dặm” lại lúa trên những thửa ruộng.

Thượng uý Phạm Xuân Ninh - Đội trưởng đội vận động quần chúng Đồn biên phòng Cà Xèng, vốn là một ky sư chính hiệu (anh Ninh tốt nghiệp Đại học nông lâm Huế), người gắn bó với cánh đồng Rục Làn ngay từ buổi sơ khai, đang hướng dẫn bà con lấy nước vào ruộng và “tỉa dặm” thế nào cho đúng kỷ thuật. “Qua 3 vụ lúa, bây giờ phần lớn công việc trên đồng ruộng đều do đồng bào làm cả, bộ đội chỉ hướng dẫn thôi. Dẫu vẫn còn “lóng ngóng” nhưng bây giờ có thể nói, đồng bào Rục đã tự tay làm ra hạt gạo rồi” – Anh Ninh chia sẻ.

Bà con người Rục ở đây được chia thành 11 nhóm sản xuất. Hằng ngày, vào cuối buổi chiều, qua hệ thống loa phát thanh, bộ đội biên phòng thông báo kế hoạch lao động sản xuất, phân việc cụ thể cho từng người dân. Tối bộ đội lại đến từng nhà, giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn bà con chuẩn bị dụng cụ lao động. Sáng hôm sau, trực tiếp đánh kẻng, tập trung mọi người ra đồng; kiên trì hướng dẫn bà con cách làm đất, làm bờ, làm phân xanh. Đến chiều, ghi sổ chấm công và lại thông báo công việc ngày mai. Hai vụ lúa đông xuân và hè thu năm 2011, khu ruộng đạt gần 60 tấn lúa.

Đến vụ lúa thứ 4 này, đã có nhiều hộ dân ở bản Yên Hợp đã xin bộ đội biên phòng chia ruộng làm riêng. Gặp chúng tôi ở chân ruộng, bà Hồ Thị Mèo (60 tuổi) cười tít mắt: “Gia đình miềng có 8 người, được bộ đội biên phòng chia cho 4 sào ruộng. Trước đây làm chung đến mùa được bộ đội chia lúa cho, còn bây giờ làm riêng rồi, cái ruộng là của miềng rồi, phải cố mà làm cho có hạt gạo”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem