Bộ trưởng NNPTNT: Bến Tre lấy “hồn cốt” để tái cơ cấu nông nghiệp

PV Thứ hai, ngày 02/10/2017 16:52 PM (GMT+7)
“Hồn cốt” của Bến Tre là cây dừa. Tuy nhiên, để xây dựng Bến Tre trở thành thủ phủ dừa của Việt Nam với công nghiệp chế biến dừa có giá trị tăng cao tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và châu Á, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và thu hút doanh nghiệp, tạo dựng chuỗi liên kết phát triển và xây dựng thương hiệu.
Bình luận 0

img

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường định hướng về tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Làm việc với tỉnh Bến Tre ngày 29.9 về định hướng tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Bến Tre có vị trí địa lý đặc thù với nhiều lợi thế về điều kiện tư nhiên phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và du lịch. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Biến đổi khí hậu đang có những diến biến phức tạp, tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng; tuy vậy, đây vừa là khó khăn nhưng cũng là lợi thế, tài nguyên để phát triển nông nghiệp và lĩnh vực thủy sản.

Bến Tre từ lâu được biết đến là quên hương Đồng Khởi. Trong thời kỳ mới, để Bến Tre phát triển mạnh mẽ, bền vững; kết nối nhanh, hiệu quả với Tp. Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần có chính sách thu hút được các doang nghiệp, nhà đầu tư mạnh với nguồn lực tài chính, công nghệ hiện đại và tầm nhìn phát triển mới gắn với các điều kiện, tiềm năng của tỉnh; trong đó, phát triển cây dừa và bưởi là một định hướng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

img

Dừa là mặt hàng chủ lực của tỉnh Bến Tre 

“Hồn cốt” của Bến Tre là cây dừa; tuy nhiên, để xây dựng Bến Tre trở thành thủ phủ dừa của Việt Nam với công nghiệp chế biến dừa có giá trị tăng cao tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và châu Á, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và thu hút doanh nghiệp, tạo dựng chuỗi liên kết phát triển và xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và khu vực.

“Cây dừa với Bến Tre là hình tượng, là tiềm năng du dịch; nhưng với kinh tế, đó là một lợi thế phát triển trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu nên cần có chính sách phù hợp để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư  theo chuỗi nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng, có giá trị và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm từ cây dừa; trong đó có cả các sản phẩm về thẩm mỹ” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Đới với lĩnh vực thủy ản, tỉnh Bến Tre có nhiều tiềm năng phát triển với lợi thế về 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng  thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đây là vùng đất sinh thái phù sa trù phú, có nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển trong thời gian tới trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Võ Thành Hạo, Bí thư tỉnh ủy Bến Tre cho rằng, để Bến Tre phấn đấu  là tỉnh năng động, đổi mới, giàu có dựa vào lợi thế so sánh tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh rất cần sự hỗ trợ về việc đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ tái cơ cấu cây trồng vùng Đông Nam huyện Chợ Lách; dự án cải tạo vườn tạp kém hiệu quả và chương trình phát triển thủy sản bền vững, thân thiên với môi trường và bảo đảm về chứng nhận VietGAP. Tuy nhiên, trước mắt cần hỗ trợ việc tiếp tục triển khai dự án đầu tư chống xói lở nhằm ứng phó với biến biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre với tổng kinh phí là 400 tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem