Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

  • Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua là do nước này siết chặt quy định về hàng hóa nhập khẩu đường tiểu ngạch, nâng cao tiêu chuẩn về kiểm định, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, những yếu tố khách quan như thương chiến Mỹ - Trung cũng là một phần nguyên nhân.
  • Trước thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại đường cát qua biên giới ngày càng tinh vi, gia tăng về số lượng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành mía đường trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường mở đợt kiểm tra.
  • Theo ông Trần Tuấn Anh, các nước ASEAN đã chấp nhận cho Việt Nam hoãn thực thi cam kết xoá bỏ hạn ngạch thuế quan với mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN đến hết ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, các nước ASEAN cũng cảnh báo, nếu Việt Nam không nghiêm túc tuân thủ cam kết đúng thời hạn sẽ phải chịu các biện pháp trả đũa.
  • Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, không được lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, gây phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
  • Tại bàn giao nhiệm vụ xử lý một số dự án doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ là bài học kinh nghiệm sâu sắc cho chúng ta để tránh các nguy cơ cho tương lai sau này.
  • Sau nghi vấn Asanzo dùng hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam, bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có quy định rõ ràng về xác định xuất xứ, tỷ lệ bao nhiêu thì được xác định là hàng hoá xuất xứ ở Việt Nam, hàng hoá sản xuất ở Việt Nam. Và Bộ đang xây dựng một bộ quy định về việc thế nào thì được coi là sản xuất tại Việt Nam, góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại.
  • Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Hội nhập là một lựa chọn không thể đảo ngược của nước ta, nhất là khi chúng ta đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định với các tiêu chuẩn cao như CPTPP và EVFTA. Thế nhưng, bức tranh Hội nhập không phải là màu hồng do những nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Trong đó, nông sản thường là hàng hóa dễ tổn thương nhất khi có xáo trộn, đối đầu trên thế giới.
  • “Đối với Hiệp định EVFTA và EVIPA, điều rất đặc biệt là Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN và là nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực ký kết FTA với EU – một FTA với tiêu chuẩn cao. Đây là kết quả của chặng đường dài, thể hiện các bước tiến lớn để đưa nước ta từ một nước đi sau, lần đầu tiên vươn lên thuộc nhóm nước đi đầu trong khu vực trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
  • Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Theo Bộ trưởng, CPTPP và EVFTA chiếm trên 30% GDP toàn cầu, 35% giao dịch thương mại toàn cầu, đây là cơ hội nhưng ngược lại cũng đầy rẫy thách thức, nếu không vươn lên thì không chỉ mất cơ hội xuất khẩu mà còn mất ngay thị trường sân nhà Việt Nam.
  • Về việc lựa chọn thời điểm tăng giá điện 8,36%, Bộ Công thương lý giải là theo đề xuất của liên Bộ và Tổng cục Thống kê. Theo quy luật, chỉ số CPI thường tăng cao vào tháng 2 (dịp nghỉ Tết âm lịch) và sẽ giảm mạnh trong tháng 3, nên sẽ không tác động nhiều đến chỉ số CPI bình quân cả năm và kiềm chế được lạm phát kỳ vọng.