Ông Phạm Văn Tam (Shark Tam) phân trần trước nghi vấn Asano dùng hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)
Chiều 4/7, Bộ Công Thương có buổi họp báo thường kỳ nhằm cung cấp thông tin tới báo chí về hoạt động của ngành Công Thương trong 6 tháng đầu năm 2019.
Chia sẻ về nghi vấn Asanzo dùng hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: “Linh kiện này sản xuất ở Trung Quốc, có ghi Made in China nhưng khi về Việt Nam lại ghi xuất xứ Việt Nam trên sản phẩm. Sự việc này, Thủ tướng Chính phủ đã giao giao Bộ Tài chính - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia - chủ trì, phối hợp Bộ Công an, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh về vụ việc các công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam”.
Còn theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại đặt ra yêu cầu xác định tỉ lệ giá trị hàm lượng từ một quốc gia, khu vực của hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng không yêu cầu bắt buộc về việc ghi nhãn hàng hóa. Trong khi đó, quy định ghi nhãn hàng hóa tiêu thụ trong nước của Việt Nam dù mang tính bắt buộc nhưng để cho doanh nghiệp tự lựa chọn nội dung ghi nhãn phù hợp liên quan tới xuất xứ.
Còn phương pháp phổ biến nhất là xác định hàm lượng giá trị khu vực (RVC) trong sản phẩm, nói nôm na là xác định xem giá trị được tạo ra tại khu vực có liên quan là bao nhiêu. Nếu khu vực là một nước, thí dụ Việt Nam, thì xem phần giá trị được tạo ra trên lãnh thổ VN là bao nhiêu; nếu khu vực là ASEAN thì xem phần giá trị được tạo ra trong phạm vi ASEAN.
“Quy định về xuất xứ hàng hoá chúng ta thực hiện theo các cam kết quốc tế".
Tất cả các quy định đó phục vụ cho hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu chứ không quy định việc dán nhãn. Hiện tại, chúng ta chưa có quy định rõ ràng về xác định xuất sứ, tỷ lệ bao nhiêu thì được xác định là hàng hoá xuất sứ ở Việt Nam, hàng hoá sản xuất ở Việt Nam. Bộ Công Thương đang xây dựng một bộ quy định về việc thế nào thì được coi là sản xuất tại Việt Nam, góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại”.
Trước đó, khi xuất hiện nghi vấn Asanzo dùng hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo tất cả các đơn vị có liên quan trong Bộ rà soát đánh giá cụ thể về vụ việc Asanzo. Theo đó, vụ việc này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm lớn từ dư luận, do không ít người đã và đang sở hữu sản phẩm của Asanzo vì tin vào mác "Made in Việt Nam - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" mà Asanzo thường xuyên sử dụng để quảng cáo sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin truyền thông và người tiêu dùng cũng đặt câu hỏi về việc nhập khẩu các linh kiện sản phẩm của công ty này và mức “thuế” mà Công ty Asanzo đóng góp cho ngân sách trong thời gian qua có tương ứng với kết quả kinh doanh đưa ra.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các Cục, Vụ, Viện có liên quan như: Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường… tiến hành kiểm tra rà soát công tác quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này. Từ đó có những biện pháp cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh...
Để thúc đẩy thương mại, WTO cho phép các thành viên được giảm thêm, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho hàng hóa của nhau theo thỏa thuận song phương hoặc nhiều bên, miễn là đáp ứng một số tiêu chí do WTO quy định. Vì thế mới ra đời các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Khi đã giảm hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu cho nhau trong FTA, các bên đều có nhu cầu chính đáng là ưu đãi đó phải được dành cho đúng người, đúng sản phẩm. Vì vậy, các bên tham gia FTA bao giờ cũng thỏa thuận với nhau một bộ quy tắc giúp xác định xuất xứ sản phẩm, tức bộ quy tắc xuất xứ. Có rất nhiều quy tắc hay phương pháp để xác định xuất xứ cho các mặt hàng.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.