Cửu Trường Chính sinh năm 1976, là một nông dân ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Là một người thông minh, lại ham học hỏi và chịu được vất vả, anh không muốn chỉ quanh quẩn ở làng cả đời, vì vậy, năm 1994, anh rời quê và xin vào Tập đoàn Xinfa làm công nhân. Qua nhiều năm phấn đấu, anh đã lên được chức quản lý.
Tuy nhiên, năm 2014, Cửu Trường Chính xin nghỉ việc và đến các thành phố như Tế Nam, Truy Bác, Truy Xuyên, Thanh Châu để tham khảo giống đào Yonglian, đồng thời tìm hiểu công nghệ phun khí sinh học không gây ô nhiễm. Sau khi trở về quê, anh ký hợp đồng thuê 30 mẫu đất và bắt đầu thử trồng đào.
"Hai vợ chồng chúng tôi đã đi gần 1.000 km từ sáng sớm để vận chuyển 1700 cây giống đào Yonglian số 1 và số 4 từ Truy Bác về nhà”. Vợ anh, Triệu Tú Lệ nói rằng tất cả tiền tiết kiệm trong suốt 10 năm làm việc đều được hai vợ chồng đầu tư vào vườn cây này.
Cửu Trường Chính là chủ sở hữu của vườn cây “Bách Quả Viên”
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên Cửu Trường Chính thường hỏi ý kiến những người nông dân có kinh nghiệm, đồng thời cũng lên mạng để tìm hiểu về trồng đào. “Hương vị và sản lượng của đào ra sao liên quan rất nhiều đến quá trình bón phân. Vào mùa thu, phân bón chủ yếu là phân hữu cơ. Muốn hiệu suất ra quả cao thì cần phải nghiêm khắc khống chế lượng quả chất lượng tốt, loại bỏ đi quả xấu. Dùng thuốc Trung y kết hợp với phun khí sinh học trị côn trùng không chỉ an toàn mà hiệu quả cũng rất cao, nếu dùng thuốc nông nghiệp thì lượng ong nuôi để thụ phấn sẽ chết rất nhiều”, Cửu Trường Chính chia sẻ.
Làm đất, gieo hạt, nhổ cỏ, tỉa quả, đóng bao, nuôi ong, thả gà, vịt, ngỗng ... tất cả ngần đó công việc đều do một tay hai vợ chồng Cửu Trường Chính làm. Hiện nay, 1.700 cây giống đã phát triển thành 1.700 cây ăn quả, trái cây phủ đầy cành cây.
Cửu Trường Chính trồng đào mật ong mà trở thành tỷ phú
"Vào mùa thu hoạch, một ngày tôi không thể ăn được một bữa trọn vẹn." Năm thu hoạch đầu tiên là năm 2017, khi đó hai vợ chồng đã đăng thông tin lên Weibo (mạng xã hội giống như Facebook), rất nhiều người đọc được tin tức đã đến vườn đào của hai vợ chồng anh, trung bình vườn đào chào đón 300 người đến hái mỗi ngày. Bao nhiêu vất vả đã được đền đáp: sản lượng quả năm đó rơi vào khoảng 5 tấn, tính theo giá thị trường là 5 tệ 0.5kg (khoảng 17 nghìn đồng), trừ đi tiền vốn, hai vợ chồng anh đã kiếm được gần 30 vạn tệ (khoảng 1 tỷ đồng).
Hiện tại, cũng sắp vào mùa thu hoạch tiếp theo, anh Chính tin rằng, lượng khách đến với vườn cây ăn quả của hai vợ chồng anh sẽ còn đông hơn nữa.
Quyết định từ bỏ công việc lương cao ở thành phố lớn để quay trở về quê khởi nghiệp, anh hiện đang là chủ sở hữu...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.