Đáp ứng đủ chất trung, vi lượng
Để sản xuất cam hiệu quả, an toàn và bền vững, việc bón phân Văn Điển là giải pháp hợp lý. Lân Văn Điển là loại phân chậm tan, chỉ tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hoà tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi. Bón loại phân lân tan nhanh, gặp nước sau 48 giờ phân tan hết nên sẽ bị rửa trôi nhiều.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/2-2017/images/2017-04-16/149233360232210-thay-bai-van-dien.gif)
Bón phân Văn Điển giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) sai quả, vỏ tươi sáng, ít bị nám vỏ, nhiều nước, tăng vị ngọt mát. Ảnh: I.T
Lân Văn Điển có tính kiềm với tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng cải tạo đất chua, tạo độ pH thích hợp với cây cam. Lân Văn Điển còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng; các chất này giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất chất lượng, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh; ngoài ra còn khử các chất độc hại, bổ sung dinh dưỡng cho đất màu mỡ. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng thích hợp bón cho các loại cây trồng, trong đó có phân chuyên dụng bón cho cam do thành phần chính có lân Văn Điển nên đạt hiệu quả cao. Loại lân này khác với một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung, vi lượng.
Huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình có thương hiệu nổi tiếng cam Cao Phong. Đất trồng cam chủ yếu trên đất đồi màu vàng tạo ra do quá trình phong hoá đá feranit. Người trồng cam ở đây từng vắt kiệt sức của đất bằng cách bón nhiều phân hoá học và phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm thoái hoá đất, triền miên xảy ra dịch bệnh với những vườn cam xơ xác. Đất chai cứng, độ chua ngày càng tăng, nhiều nơi rất chua pH từ 3,8 - 4,2 nghèo chất dinh dưỡng, các chất trung, vi lượng Ca, Mg, Si hoà tan ít. Để khắc phục tình trạng trên, từ nhiều năm nay, các hộ nông dân đã bón phân Văn Điển, từ đó đất đã dần được hồi sinh và cho những mùa cam trái ngọt.
Ông Nguyễn Văn Ánh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong cho biết: "Điều quý nhất là phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ các chất trung,vi lượng nên có tác dụng nhiều mặt vừa có lợi cho cây trồng giúp tăng năng xuất, giảm sâu bệnh, tạo hương vị đặc trưng của cam. Ngoài ra, phân còn có tác dụng cải tạo đất và góp phần làm ra sản phẩm sạch, an toàn".
Hà Nội lâu nay vẫn giữ vững và phát huy được thương hiệu cam Canh. Ông Nguyễn Văn Vừa, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai chia sẻ: "Bón phân Văn Điển cây cành to, khoẻ, da xanh bóng, hạn chế bị đổ gãy khi gió to, sai quả, tỷ lệ đậu quả cao. Lúc non quả xanh theo màu lá, lúc chín màu vỏ hồng tươi sáng đẹp, ít bị nám vỏ, nhiều nước, tăng vị ngọt mát".
Cách bón phân cho cây cam
Đối với cam thời kỳ kinh doanh, số lượng phân đầu tư tuỳ theo tuổi và năng suất. Trong năm kết hợp bón phân hữu cơ với phân Văn Điển.
Có thể chia làm 4 đợt bón: Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả (đây là lần bón quan trọng nhất), giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng. Bón 1 gốc từ 10-15kg phân hữu cơ, 1-3kg lân Văn Điển. Ba đợt sau bón bằng loại phân NPK Văn Điển: 12-5-10 hoặc 12-8-12, 12-12-17. Đợt 2: Bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và lộc xuân. Cam từ 4 đến 7 năm, bón 1 gốc 1-1,5kg; cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg; cam trên 11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg.
Đợt 3: Sau khi ra quả sinh lý (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả - cam từ 4-7 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg. Cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg, cam trên 11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg. Đợt 4: trước khi thu hoạch 1-1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Cam từ 4-7 năm bón 1 gốc 2-2,5kg, cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg; cam trên 11 năm bón 1 gốc 3,5-4kg. Cách bón: Xới đất, làm cỏ, rải phân theo đường chiếu của tán cây trở vào cách gốc 40-50cm, lấp đất. Nếu đất khô phải tưới đủ ẩm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.