Giải đáp nhiều thắc mắc cho bà con
Tại buổi hỏi đáp trên đồng này, nhiều thắc mắc của bà con nông dân liên quan đến việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây vải đã được các chuyên gia của chương trình giải đáp trực tiếp như xử lý bệnh: Sùi cành, nhện lông nhung, tràm quả, rụng quả, nứt quả, cắt tỉa cành, tạo tán sau thu hoạch, cách sử dụng các loại phân bón...
Các chuyên gia giải đáp thắc mắc cho người dân huyện Thanh Hà, Hải Dương về chăm sóc vải thiều sau thu hoạch. Ảnh: M.H
Bên cạnh đó, nhiều thắc mắc liên quan đến việc tiêu thụ, tìm đầu ra cho quả vải, kế hoạch xúc tiến thương mại đã được lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh giải đáp kịp thời. Ngoài ra, các nhà khoa học trong ban cố vấn kỹ thuật chương trình đã trực tiếp tư vấn, trả lời, hướng dẫn mọi thắc mắc của bà con ngay tại vườn vải.
Vải thiều Thanh Hà không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà những năm gần đây đã vươn ra thị trường thế giới. Vụ vải năm 2016 bà con nông dân vui mừng khi vải được mùa, được giá, đem lại thu nhập đáng kể cho bà con, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Sau thu hoạch vải, các vườn vải đã được cắt tỉa cành tạo tán thời kỳ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ đợt lộc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng vải vụ sau.
Giúp bà con thêm những mùa vải tốt tươi
Giải đáp trực tiếp những câu hỏi của bà con nông dân là các chuyên gia, các nhà khoa học như TS Đinh Văn Đức đến từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), thạc sĩ Vũ Thị Hà- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương, kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cùng hơn 600 bà con nông dân đến từ các xã, thị trấn trong huyện Thanh Hà. Những câu hỏi của bà con về các bệnh hại trên cây vải như bệnh nhện lông nhung, bọ xít nâu, sương mai, nứt quả… đã được các chuyên gia giải đáp ngay tại vườn vải.
Về nội dung phân bón, thực tế tại địa phương bà con nông dân sử dụng nhiều phân đơn, nhất là sử dụng nhiều đạm, ít kali dẫn đến tình trạng cây vải mất cân đối về dinh dưỡng, quả to nhưng vỏ mỏng dẫn đến nứt quả. Kỹ sư Phạm Đức Thành khuyến cáo bà con trồng vải nên sử dụng phân bón NPK-S*M1 5.10.3-8 với lượng bón cho cây vải có tuổi cây trên 12 năm là 4kg/cây bón ngay sau khi tỉa cành tạo tán. Ưu điểm khi bón bằng phân NPK-S Lâm Thao đó là ngoài các dinh dưỡng đa lượng còn được bổ sung các nguyên tố trung vi lượng giúp cây vải có đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, tăng năng suất chất lượng của vải.
Kỹ sư Phạm Đức Thành lưu ý bà con bón phân vào hốc, cuốc những hố nhỏ có kích thước 20 x 20 x 20cm quanh hình chiếu tán cây trên mặt đất, các hố này cách nhau 50cm, rồi rắc phân xuống hố hay hốc và lấp đất. Khi bón phân vào rãnh, cần xẻ rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây; rãnh có chiều rộng 10 - 30cm, chiều sâu 30 - 40cm, rồi rắc phân vào rãnh và lấp đất phủ kín.
|
Theo giải thích của các nhà khoa học, hàm lượng kali cao rất phù hợp với các loại cây ăn quả, trong đó có vải, chúng làm tăng chất lượng, mã đẹp. Với cây lương thực, hàm lượng kali cao kích thích vận chuyển dinh dưỡng về hạt, giúp chắc hạt, sáng hạt, chất lượng nông sản cao hơn. Còn đạm là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo năng suất cho mọi loại cây trồng.
Theo kỹ sư Phạm Đức Thành, bà con cần lưu ý bón phân vào hốc, cuốc những hố nhỏ có kích thước 20 x 20 x 20cm quanh hình chiếu tán cây trên mặt đất, các hố này cách nhau 50cm, rồi rắc phân xuống hố hay hốc và lấp đất. Khi bón phân vào rãnh, cần xẻ rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây; rãnh có chiều rộng 10 - 30cm, chiều sâu 30 - 40cm, rồi rắc phân vào rãnh và lấp đất phủ kín.
Tại chương trình “Hỏi biết trên đồng” kỹ sư Phạm Đức Thành còn hướng dẫn bà con nông dân cách nhận biết phân bón thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng để bà con có những lựa chọn sáng suốt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.