Ở Kiên Giang trồng loại cây ra thứ quả ngon màu vàng, bổ ra ruột đỏ, hễ bán là thương lái cân hết sạch

Lê Bá Thiên (TTKN Kiên Giang) Thứ tư, ngày 20/11/2024 05:31 AM (GMT+7)
Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình trồng mít ruột đỏ của chị Phạm Thị Ngọc Tín, ấp Kênh Giữa.
Bình luận 0

Chia sẻ về quyết định trồng cây mít ruột đỏ của mình, chị Phạm Thị Ngọc Tín chia sẻ, bản thân rất trăn trở, đồng thời tìm hiểu thông tin khá kỹ nên mới đưa ra quyết định chuyển đổi 0,3 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mít ruột đỏ.

Ở Kiên Giang trồng loại cây ra thứ quả ngon màu vàng, bổ ra ruột đỏ, hễ bán là thương lái cân hết sạch - Ảnh 1.

Mô hình mít ruột đỏ của chị Phạm Thị Ngọc Tín, ấp Kênh Giữa, xã Hoà Hưng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) mang lại hiệu quả về kinh tế.

Chị Tín cho biết thêm, mít ruột đỏ là giống cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc. Mít ruột đỏ từ lúc trồng đến khi cho thu hoạch quả khoảng 2 năm, nhanh hơn rất nhiều so với các loại cây ăn trái khác. 

Đặc biệt, loại mít này cho quả to, trọng lượng mỗi trái nặng từ 7 – 15kg. Ngoài ra, cây mít ruột đỏ có thể cho trái quanh năm, nên thu nhập luôn được đảm bảo.

Sau gần 2 năm, gia đình chị Phạm Thị Ngọc Tín, ấp Kênh Giữa, xã Hoà Hưng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) trồng với hơn 200 cây mít ruột đỏ. 

Hiện tại, mô hình trồng mít ruột đỏ của gia đình chị Tín đã cho thu nhập tốt, thương lái đến thu mua ngay tại vườn. 

Bình quân mỗi vụ thu hoạch, chị Tín cắt khoảng 4 tấn trái. Chị Tín bán với giá mít đỏ bình quân 45.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí mỗi vụ chị thu về hơn 160 triệu đồng từ cây mít ruột đỏ.

Ở Kiên Giang trồng loại cây ra thứ quả ngon màu vàng, bổ ra ruột đỏ, hễ bán là thương lái cân hết sạch - Ảnh 2.

Vườn mít đỏ đang trong thời kỳ cho trái nhà chị Phạm Thị Ngọc Tín, ấp Kênh Giữa, xã Hoà Hưng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

Tuy nhiên, tuổi thọ của cây mít ruột đỏ rất ngắn, không quá 10 năm tuổi, để cây mít cho quả to, tròn, đẹp, ngoài việc đầu tư bón phân, phun thuốc, chị còn tích cực tỉa cành, tuyển trái, khi trái lớn đạt yêu cầu thì tiến hành bao trái. 

Trung bình, từ 10 – 15 ngày chị Tín phun thuốc 1 lần cho cây mít đỏ nhằm phòng trừ sâu bệnh hại và tăng cường thuốc dưỡng để trái phát triển tốt.

Mô hình trồng mít ruột đỏ của chị đang được bà con trên địa bàn xã Hoà Hưng, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) nhân rộng, đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem