Bón phân Lâm Thao, lúa mùa đạt tới 2,2 tạ/sào

Thuần Đào Thứ tư, ngày 28/09/2016 11:57 AM (GMT+7)
Vụ mùa 2016, tại cánh đồng xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), người dân đã triển khai mô hình bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây lúa chất lượng cao trên chân đất cát pha. Kết quả thu hoạch cho thấy, diện tích lúa thử nghiệm đạt năng suất ấn tượng: 2,2 tạ/sào.
Bình luận 0

Bón Lâm Thao, lãi thêm 500.000 đồng/sào

Từ năm 2008, Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai chương trình trợ giá để đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, dần thay thế các giống lúa cũ như KD18, Q5... Tuy nhiên, khi đưa vào một vài xã của huyện Bình Xuyên, trong đó có xã Trung Mỹ, chương trình gặp khá nhiều khó khăn. Một phần do bà con đã nhiều năm quen ăn các loại gạo khô, nhưng phần nhiều do đồng đất ở Trung Mỹ là đất cát pha, khó canh tác. Cùng với đó, việc bà con bón phân chưa cân đối khiến năng suất các giống lúa này không cao, sâu bệnh nhiều nên bà con không mấy mặn mà.

img

Ruộng tham gia mô bình bón phân NPK-S Lâm Thao khép kín tại xã Trung Mỹ. Ảnh: T.Đ

Theo ông ông Phạm Đức Thành, thời gian tới, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân trong việc cung ứng các loại phân bón có chất lượng cao với giá bán hợp lý, đồng thời sẽ tổ chức các hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao và các mô hình trình diễn phân bón Lâm Thao không chỉ tại huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) nói riêng mà sẽ nhân rộng ra khắp cả nước, giúp bà con có những mùa vụ bội thu.

Vụ mùa năm 2016, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc quyết đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất đại trà tại xã Trung Mỹ nên phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện mô hình “Trình diễn sử dụng phân NPK-S Lâm Thao khép kín trên giống lúa thiên ưu 8”, với quy mô 7ha.

Kết quả thu hoạch cho thấy, năng suất lúa trong mô hình đạt trung bình 2,2 tạ/sào, trong khi ở ruộng đối chứng bón phân theo phương pháp truyền thống, năng suất chỉ đạt 1,9-2 tạ/sào. Về thu nhập, ở ruộng mô hình thu lãi cao hơn khoảng 500.000 đồng/sào so với việc bón phân theo phương pháp truyền thống.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết mô hình vừa diễn ra tại xã Trung Mỹ, bà Âu Thị Kim Phượng – Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc nhận xét: “Theo phân tích thổ nhưỡng, đất đai ở Trung Mỹ là dạng đất cát pha bạc màu có tầng đất sét loang lổ, hơi dốc và nóng. Vào ngày mưa, đất nhão, nóng lên lại dễ đóng bánh nên khả năng giữ nước và phân bón rất kém”.

Theo bà Phượng, những chân ruộng càng thấp độ ẩm càng cao, bà con tuyệt đối không bón nhiều urê. Bởi nếu bón thừa urê sẽ khiến cho cây lúa dễ bị lốp, đổ, đồng thời tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh hại như sâu đục thân và nấm hoa cúc tàn phá, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên, nếu bà con kết hợp bón các loại phân tổng hợp NPK theo đúng quy trình khép kín, đúng thời điểm và chọn loại phân phù hợp với chất đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây.

Cụ thể, khi sử dụng bộ sản phẩm NPK-S*M1 của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, bà con cần làm đúng hướng dẫn. Với bón lót, bà con sử dụng NPK-S*M1 5.10.3-8 liều lượng 15-20 kg/sào, bón trước khi cấy cùng với 300kg phân chuồng; khi bón thúc, sử dụng NPK-S M1 12.5.10-14 liều lượng 17kg, chia làm 2 lần bón: Lần 1 bón thúc sớm khi lúa bén rễ hồi xanh 12kg, lần 2 bón nốt lượng phân còn lại trước khi lúa trổ 15-20 ngày. Ngoài ra, bà con không cần bổ sung thêm bất kỳ loại phân nào khác, cây lúa sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ít sâu bệnh hại.

Trăn trở tình trạng phân bón giả, nhái

Ông Nguyễn Văn Lợi - Trưởng thôn Đông Thành, một trong những nông dân tham gia thực hiện mô hình chia sẻ: “Kết quả bón phân NPK cho lúa như thế nào thì mọi người đã nhìn thấy tận mắt rồi, ai cũng phấn khởi. Bao nhiêu năm trồng lúa, nông dân chúng tôi chỉ trăn trở một điều là làm sao cùng bấy nhiêu tiền bỏ ra, chúng tôi có thể mua được phân bón thật nhất, tốt nhất”.

Về băn khoăn của ông Lợi, ông Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao) phát biểu: “Đó cũng nỗi niềm, là trách nhiệm của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúng tôi. Hiện nay, do việc quản lý ngành phân bón còn thiếu chặt chẽ, các loại phân bón hữu cơ do Bộ NNPTNT quản lý, còn các loại phân vô cơ lại do Bộ Công Thương quản lý nên dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo. Hệ quả là trên thị trường tồn tại rất nhiều loại phân bón giả, phân nhái, phân bón kém chất lượng mà phải rất tinh mắt, có kinh nghiệm bà con mới có thể nhận biết được.

Ông Thành cũng chia sẻ thêm, để mua được các loại phân bón Lâm Thao chính hãng, bà con nên mua ở các cửa hàng nằm trong hệ thống của nhà phân phối phân bón Lâm Thao ở các tỉnh thành. Bà con cũng cần ghi nhớ một vài đặc điểm nhận dạng đặc trưng của phân bón Lâm Thao để tránh mua phải phân giả. Theo đó, các sản phẩm phân bón của Lâm Thao được đóng bao định lượng 25kg hoặc 50kg, bên ngoài ghi rõ là sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao với hình ảnh 3 nhành lá cọ xanh đặc trưng. Riêng các sản phẩm NPK-S được vê viên tạo hạt và sấy khô, có độ cứng nhất định và chỉ có một màu: NPK-S*M1 5.10.3-8 màu xám (bà con hay gọi là màu lông chuột); NPK-S*M1 12.5.10-14 có màu nâu đỏ. Đặc biệt, các loại phân bón NPK-S của Lâm Thao ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali, còn được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem