Hồi sinh vùng trồng cam
Ở miền Bắc có hai vùng trồng cam nổi tiếng là cam Vinh Nghệ An và cam Cao Phong Hòa Bình. Huyện Cao Phong có diện tích cam 1.200ha, sản lượng 17.000 tấn. Đất trồng cam chủ yếu là đất đồi màu vàng tạo ra qua quá trình phong hóa đá freranit, có tầng canh tác dày, độ pH từ 5-5,5.
Ảnh minh họa
Trải qua hàng thập kỷ trong thời kỳ bao cấp do cơ chế quản lý và do kinh tế khó khăn nên người công nhân tìm mọi cách để vắt kiệt sức của đất bằng bón nhiều phân hóa học, phun nhiều thuốc BVTV làm thoái hóa đất và triền miên mất mùa với những vườn cam xơ xác. Từ 10 năm trở lại đây, người trồng cam làm chủ ruộng đất của mình họ có cách làm mới lại thường xuyên bón phân Văn Điển, cho đến nay cả vùng đất hồi sinh và cho những mùa cam trái ngọt.
Về hiệu quả của phân Văn Điển ông Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong cho biết: “Những năm trước khi chưa bón phân Văn Điển vườn cam cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, độ bền cây kém, lá hay bị vân xanh vân vàng, quả ít, quả beo, tép không giòn, ăn chua nhạt, có vị đắng; đất chặt cứng, giữ nước kém. Sau khi bón phân Văn Điển được vài 3 năm trở đi đất màu mỡ hẳn nên. Cây cam có bộ rễ tốt, cây xanh, dầy lá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả tròn đều, lúc non xanh theo màu lá, lúc chín quả vàng đều mọng nước ngọt thơm, sâu bệnh giảm nhiều và cho năng suất cao”.
Bón phân để cây năng suất
Lân Văn Điển là loại phân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi, phân còn dành để cho vụ sau. Nó có tỷ lệ canxi tương đối cao nên có tác dụng khử chua. Là loại phân giàu chất dinh dưỡng vì ngoài lân còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng các chất này rất cần thiết cho cây.
Nhưng hiện nay các chất này đang thiếu hụt trong đất và các loại phân thông thường khác không có. Canxi và các chất vi lượng mặt khác còn khử và trung hòa các chất độc hại tồn dư trong đất như khử sắt, nhôm nhằm khắc phục bệnh đen rễ. Silic giúp cho thành mạch tế bào vững chắc, sâu bệnh khó xâm nhập. Silic còn làm giảm sự thoát hơi nước, giúp tăng khả năng chống hạn, hạn chế nám vỏ, nước nhiều. Silic làm cứng cây, góp phần giảm độc Mn, Mg, tăng chất lượng nông sản như tăng độ ngọt và hương vị của quả. Mg khử chua, ém phèn, tăng độ phì của đất. Các chất vi lượng như: Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, Bo…
Từ tập quán bón lân Văn Điển cho cây cam chuyển sang kết hợp giữa lân Văn Điển và NPK Văn Điển chuyên dụng cho cam sẽ có hiệu quả cao hơn. Phân NPK Văn Điển bón cho cam có 2 loại: NPK: 5-10-3 và NPK: 16-5-17. Đối với cam thời kỳ kinh doanh số lượng phân đầu tư tùy theo tuổi cây và năng suất. Mỗi năm có 4 đợt bón: Đợt 1: sau khi thu hoạch quả, giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng, bón 1 cây 2-3kg NPK Văn Điển: 5-10-3. Đợt 2: bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và nuôi lộc xuân, bón 1 cây từ 2-2,5kg NPK Văn Điển: 16-5-17. Đợt 3: bón nuôi quả (quả bằng ngón tay, sau khi rụng quả sinh lý), bón 1 cây 1-2kg NPK Văn Điển: 16-5-17. Đợt 4: trước khi thu hoạch quả 1-1,5 tháng. Giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Bón 1 cây 1-2kg NPK Văn Điển 16-5-17. Cách bón: xới đất, rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc 40-60cm; bón phân, lấp đất, tưới đủ ẩm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.