Bước vào căn nhà thấy la liệt đồ cổ “không đụng hàng” của một ông tên Dần đất Ninh Bình

Vũ Thượng Thứ ba, ngày 31/01/2023 07:04 AM (GMT+7)
Gần 50 năm sưu tầm đồ cổ, ông Đinh Văn Dần (sinh năm 1950, phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) được cho rằng đang sở hữu hàng trăm đồ cổ quý hiếm. Đặc biệt, ông Dần còn có những đồ cổ từ thời Hùng Vương như: Dao đá đen, rìu đá…“không đụng hàng” ở Việt Nam.
Bình luận 0

Đam mê đồ cổ từ người cha

Có mặt tại nhà ông Đinh Văn Dần (phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình), phóng viên Dân Việt quan sát ngôi nhà rộng khoảng 80m2 nhưng đang được trưng bày hàng trăm đồ vật quý hiếm.

Clip: Cận cảnh kho đồ cổ “độc nhất vô nhị” của ông Đinh Văn Dần (phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

Ông Đinh Văn Dần kể: "Tôi đam mê chơi đồ cổ từ thủa nhỏ, lúc đó cha tôi cũng là một người yêu thích đồ cổ. Nhìn cha say sưa ngắm nghía, sưu tầm những món đồ với khách, tôi đã quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ cha".

Cận cảnh tập đồ cổ “độc nhất vô nhị” của U70 ở Ninh Bình - Ảnh 2.

Ông Đinh Văn Dần (phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình) đang sở hữu con dao đá đen, rìu đá từ thời Hùng Vương. Ảnh: Vũ Thượng

"Để sưu tầm đồ cổ, tôi nhiều lần đến các tỉnh như: Tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, và lên cả vùng Tây Bắc tìm kiếm cho mình những món đồ quý hiếm. Ngoài ra, khi nghe tin ở đâu đào được đồ cổ hay có đồ cổ cần bán, tôi gọi điện hỏi sơ qua hình dáng, màu sắc rồi lại tức tốc phóng xe đến tận nơi chiêm ngưỡng, hỏi mua", ông Đinh Văn Dần bộc bạch.

Cận cảnh tập đồ cổ “độc nhất vô nhị” của U70 ở Ninh Bình - Ảnh 3.

Kệ để đồ gốm tại nhà ông Đinh Văn Dần (phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình). Ảnh: Vũ Thượng

Gần 50 năm sưu tầm từng món đồ cổ, đến nay, ông Dần có hàng trăm đồ vật quý hiếm được giới chơi đồ cổ đánh giá cao, trong đó có nhiều loại, từ bình gốm, sứ, ngọc bội, cho đến lư hương, thạp…

Cận cảnh tập đồ cổ “độc nhất vô nhị” của U70 ở Ninh Bình - Ảnh 4.

Trống đồng được ông Dần sưu tầm tại tỉnh Hòa Bình, với hoa văn của văn hóa người Mường. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Đinh Văn Dần tâm sự: "Đồ cổ rất đa dạng về chất liệu như: Đồng, gỗ, sành, sứ... mỗi cái có giá trị nhất định. Tôi không quan trọng nó là chất liệu gì, mà điều tôi quan tâm là nó mang giá trị thẩm mỹ cao, có giá trị về mặt lịch sử".

Biệt tài khôi phục đồ cổ

Ông Dần cho biết, chơi đồ cổ cần phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa từng thời kỳ cũng như kiến thức đánh giá, thẩm định đồ cổ thông qua chất men, màu sắc, hoa văn…

Cận cảnh tập đồ cổ “độc nhất vô nhị” của U70 ở Ninh Bình - Ảnh 5.

Những bình gốm có hàng nghìn năm lịch sử đang được ông Dần sưu tầm. Ảnh: Vũ Thượng

Đồng thời, chơi đồ cổ phải hình thành được hội nhóm, cùng nhau thẩm định thông qua phương pháp so sánh, đối chiếu thì mới chính xác được. Nếu không may, rất dễ gặp phải đồ giả cổ.

"Đồ giả cổ hiện nay tinh vi đến mức gần như không thể phát hiện bằng mắt thường, thậm chí nhiều khi thẩm định bằng máy vẫn nhầm tưởng. Nếu không có kinh nghiệm, cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng, người chơi đồ cổ rất dễ bị lừa", ông Dần cho hay.

Cận cảnh tập đồ cổ “độc nhất vô nhị” của U70 ở Ninh Bình - Ảnh 6.

Một góc nhỏ trong kho đồ cổ của ông Đinh Văn Dần (phố Vạn Thịnh, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình). Ảnh: Vũ Thượng

Ngoài đam mê chơi đồ cổ, ông Đinh Văn Dần còn có tài khôi phục lại hình dáng cho những sản phẩm không may bị sứt mẻ, vỡ trong thời gian nằm dưới đất hay do sơ suất của người chơi. Những sản phẩm phục chế của ông được bạn bè và giới chơi đồ cổ đánh giá cao.

Ông Dần nói: "Việc phục hồi đồ cổ xuất phát từ chính thú chơi đồ cổ nhiều năm. Khi nhìn thấy các hiện vật bị sứt mẻ, muốn phục hồi lại nhưng phải mất công đi tìm, thuê thợ, thay vì thế tôi tự học và làm lấy".

Cận cảnh tập đồ cổ “độc nhất vô nhị” của U70 ở Ninh Bình - Ảnh 7.

Những chiếc bình gốm "độc nhất vô nhị" ông Dần đang sở hữu. Ảnh: Vũ Thượng

Những món đồ cổ của ông Dần tùy người, tùy thẩm mỹ mà có giá bán khác nhau. Giá bán không phụ thuộc quá nhiều vào sự lâu đời, mà phải kết hợp với yếu tố thẩm mỹ, chất liệu mới có giá cao.

"Hiện, tôi đang sở hữu nhiều cổ vật có niên đại hàng nghìn năm. Nó mang giá trị thẩm mỹ và lịch sử cao. Những thứ đó là vô giá, bao nhiêu tiền tôi cũng không bán. Nếu tôi bán đồ cổ chắc sẽ là tỷ phú", ông Đinh Văn Dần khẳng định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem