Ông Phan Hoàng Em (SN 1968) ngụ ấp Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tận dụng 2ha mặt nước của 4 ao giữa ruộng lúa ở ấp An Phú, xã An Long để thực hiện mô hình nuôi cá chạch lấu. Bước đầu nuôi loài cá ví như "nhân sâm nước" này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Con đường lập nghiệp chưa bao giờ dễ dàng, nhưng với hoài bão và ước mơ làm giàu của mình trên đồng đất Quang Kim, anh Phạm Văn Hàn, thôn Làng Kim xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã mạnh dạn đưa giống cá quất và chạch chấu về nuôi thử nghiệm trong ao và đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Khi các vật nuôi khác như bò, heo, gà, vịt đang dần bão hoà do giá cả, thị trường, dịch bệnh và số hộ, doanh nghiệp, công ty lớn tham gia sản xuất… mô hình tự nhân giống và nuôi cá chạch lấu trên ao nổi ở Tây Ninh mang lại hiệu quả cần được nhân rộng, góp phần phát triển chăn nuôi khép kín…
Là một trong những hộ dân nuôi cá chạch lấu đầu tiên ở xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), ông Nguyễn Tấn Khởi (sinh năm 1965, ngụ ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận) khá thành công với mô hình nuôi cá chạch lấu trong ao đất. Cá chạch lấu có giá bán thương phẩm cao, mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.
Dọc theo bờ kênh Tây thuộc xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh (gần vị trí cầu Máng), có trại cá chạch lấu của anh Nguyễn Phúc Mến (sinh năm 1987) loài cá có người gọi là “nhân sâm nước”.
Cá chạch lấu thịt nhiều dưỡng chất, trên thị trường có giá bán khá cao, là loài cá dễ nuôi, nên được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đầu tư. Hiện các trại nuôi cá chạch lấu có kế hoạch mở rộng diện tích, vừa nuôi vừa cung cấp con giống theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Được ví như nhân sâm nước, loại cá này nhiều đạm, ít béo, giàu canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là bổ thận tráng dương.
Nhận thấy bà con trong vùng cứ lẩn quẩn với các đối tượng thủy sản truyền thống cũ như cá rô, cá lóc, điêu hồng, rô phi, chép... Anh Mến (tỉnh Tây Ninh) tìm đến tỉnh Hậu Giang, nơi có nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đặc sản thành công theo phương pháp nuôi công nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.