Cá đặc sản
-
Đắp những lũy đá ở các khe, suối để nhử cá là hình thức đánh bắt cá khe, cá suối khá độc đáo của đồng bào Thái ở vùng cao Nghệ An. Đây được người Thái gọi là đánh bắt bằng “Hụm”.
-
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái". Giờ đây, những loài "thủy quái" này đang mang lại thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ nuôi cá.
-
Kiên Hải là một trong những huyện, thành phố phát triển mạnh nghề nuôi cá trên biển trong những năm gần đây của tỉnh Kiên Giang. Năm 2018, toàn huyện chỉ có 263 hộ nuôi cá đặc sản trong lồng trên biển nhưng đã thu tới hơn 200 tỷ đồng từ việc bán 952,2 tấn cá nuôi biển.
-
Cá Empurau là một loại cá rất được dân Hồng Kông và Trung Quốc ưa chuộng, được mệnh danh là "vong bất liễu ngư", có nghĩa là “không quên được”, có giá trị tương đương như vàng.
-
Dỡ chà là một hoạt động rất quen thuộc của người dân miền Tây, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán. Hằng năm vào tháng 10 âm lịch, khi nước trên đồng bắt đầu khô cạn, cá, tôm rút ra sông là thời điểm thích hợp để dỡ chà. Hoạt động này thường kéo dài đến cận Tết Nguyên đán. Dỡ chà ăn Tết năm nay, người dân bắt được nhiều cá đặc sản, tôm càng to bự.
-
Khoảng nửa tháng trở lại đây, giá các loại cá đặc sản nuôi lồng bè ở xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không còn ở mức cao như thời điểm giữa năm 2018, tuy nhiên, do thời tiết thuận lợi, năng suất cao nên người nuôi vẫn trung lớn, lãi đậm trong vụ nuôi cá đặc sản bán Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
-
Ông Nguyễn Văn Kiệt, 56 tuổi ngụ ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhiều năm nay thành công với mô hình nuôi cá bông lau-loài cá đặc sản có cái miệng rộng. Năm 2018 này, gia đình ông Kiệt thu khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi từ nuôi cá bông lau.
-
Để săn được cá đục, ngư dân phải ra biển từ lúc tờ mờ sáng thả lưới. Đây là con cá đặc sản rất khó đánh bắt nhưng nếu trúng một mẻ lưới cá đục, là có thu nhập hàng triệu đồng.
-
Sông Ba đoạn qua thị xã Ayun Pa và huyện Krông Pa (Gia Lai) có 2 loài cá quý, cá đặc sản là cá phá và cá chốt. Cá phá thì theo sự biến đổi của tự nhiên giờ đây đã gần như cạn kiệt, còn cá chốt đến mùa nước lũ vẫn sinh sôi nảy nở. Và đi câu cá chốt sông Ba giờ đang là thú vui của nhiều người.
-
Anh Vũ Tuấn Công, thôn Ba Luồng, xã Thái Hóa, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đang nuôi 4 lồng cá chiên đặc sản trên sông Lô cho biết, so với nhiều loại vật nuôi khác thì nuôi cá chiên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi, cá chiên được xếp vào nhóm cá “ngũ quý” (cá chiên, cá lăng, cá rầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng). Với giá trên thị trường hiện nay dao động từ 450.000 – 500.000 đồng/kg, mỗi một lồng cá gia đình thu khoảng từ 50 – 60 triệu đồng...