Cá đặc sản

  • Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông lâm Huế đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu nuôi vỗ và thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cho cá ong bầu. Trong dân gian, cá ong bầu rất nổi tiếng qua câu ca: “Cá ong nấu với dưa hồng/Lờ đờ có kẻ mất chồng như chơi”. Trong thực tế, giá trị của cá ong bầu cũng rất cao. Tại thời điểm này, có lúc có thể lên đến 500.000 đồng/kg nhưng cung vẫn không đủ cầu.
  • Cá Empurau là một loại cá được mệnh danh là "vong bất liễu ngư", có nghĩa là “không quên được”, có giá trị tương đương như vàng, khiến giới đại gia săn lùng.
  • "Sau khi thủy điện Sơn La tích nước hồ chứa, một số người dân đối diện với nguy cơ đói nghèo do diện tích đất sản xuất bị ngập sâu trong lồng hồ. Từ khó khăn đó, chúng tôi đã cùng với bà con thành lập HTX Thương Tuyên để liên kết các hộ dân, tận dụng diện tích mặt hồ nuôi cá lồng. Nghề "làm nương" trên mặt nước này vừa nhàn mà lại rủng rỉnh tiền tiêu" - ông Lò Văn Qúy, Phó giám đốc HTX Thương Tuyên phấn khởi nói.
  • Vốn là ông chủ mô hình kinh tế trang trại kết hợp khu du lịch sinh thái rộng vài chục ha, anh Trần Văn Hùng ở tổ 19, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tận dụng nguồn nước hồ Thác Bà để xây dựng mô hình nuôi cá lồng với những giống cá đặc sản như: cá quế, cá lăng đỏ, cá nheo, cá chép Koi Nhật Bản… mang lại nguồn thu lớn.
  • Nuôi cá ở lưng chừng đèo, câu chuyện tưởng vô lý nhưng lại là có thật của vợ chồng anh Nguyễn Việt Hòa, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Giữa mênh mông núi rừng, ngay ở lưng chừng đèo Ái Âu hiểm trở, trang trại nuôi cá đặc sản "tiến vua" của vợ chồng người dân tộc Tày đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm đến hấp dẫn cho những du khách và thu hút đông đảo những người dân đến học tập kinh nghiệm.
  • Sinh ra ở nông thôn, nhà ít ruộng nên anh Nguyễn Văn Dần, xóm Khuổi Láy, thôn Lúp, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) sớm lăn lộn đủ nghề, từ thợ xây, thợ xẻ đến bán cá giống dạo để kiếm sống. Sau đó, anh lựa chọn, gắn bó với nghề bán cá giống và hiện trở thành người phân phối cá giống nói chung và cá Bỗng giống lớn nhất xã Phương Độ. Từ bể ươm của gia đình anh, mỗi năm có hàng vạn con cá Bỗng giống được phân phối nhiều địa bàn trong, ngoài tỉnh.
  • Được bao quanh bởi diện tích rừng nguyên sinh khá lớn nên nước ở lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) trong xanh quanh năm, là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản. Chẳng thế mà vài năm trở lại đây, bên cạnh thế mạnh về du lịch lòng hồ, Na Hang còn ghi tên mình vào danh sách những địa phương có nhiều mô hình kinh tế thủy sản đặc sắc, đặc biệt là nuôi cá sạch theo mô hình VietGAP.
  • Được bao quanh bởi diện tích rừng nguyên sinh khá lớn nên nước ở lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) trong xanh quanh năm, là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản. Chẳng thế mà vài năm trở lại đây, bên cạnh thế mạnh về du lịch lòng hồ, Na Hang còn ghi tên mình vào danh sách những địa phương có nhiều mô hình kinh tế thủy sản đặc sắc, đặc biệt là nuôi cá sạch theo mô hình VietGAP.
  • Người dân trong vùng nói ông Trần Đức Cần, xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) là có gan làm giàu nhờ "phong cách" nuôi cá "không đụng hàng". Đó là cách ông vận hành "cỗ máy kiếm tiền"-du lịch sinh thái và nuôi cá đặc sản.
  • Ông Trần Đức Cần có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi cá bè ở làng bè xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa). Ông có niềm đam mê sưu tầm, tìm hiểu về các loại con giống mới. Khi làng bè bắt đầu đưa vào mô hình du lịch sinh thái, ông Cần đã mạnh dạn đón đầu nuôi các loại cá “không đụng hàng” để phục vụ du khách.