Trắng đêm thông quan gần 2.500 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo

Ngọc Vũ Thứ tư, ngày 01/07/2020 07:19 AM (GMT+7)
Sau khi lô lợn đầu tiên nhập từ Thái Lan về bán hết veo tại chợ Hà Nam, mới đây đã có thêm 2.470 con lợn được nhập về từ nước này qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.
Bình luận 0

Tối 30/6, có 2.470 con lợn sống (thịt) và lợn giống được nhập từ Thái Lan về Việt Nam, qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, trong số này có 640 con lợn giống hậu bị để phục vụ sinh sản. Đây là lô lợn lớn nhất nhập vào Việt Nam sau khi Bộ NNPTNT quyết định cho nhập lợn sống và lợn giống từ ngày 12/6. Trước đó, mỗi lô lợn sống nhập về Việt Nam chỉ khoảng 300-400 con.

Để hoàn thành các thủ tục kiểm dịch, nhập khẩu lô lợn này, lực lượng chức năng đã phải thức trắng đêm...

Quy trình nghiêm ngặt

Để thông quan cho số lợn này, lực lượng chức năng phải thức trắng đêm làm thủ tục, hỗ trợ doanh nghiệp tích cực nhất.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 1.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 2.

Cán bộ Chi cục Thú y vùng 3 kiểm tra lợn nhập về tại cửa khẩu Lao Bảo.

Gạt vội mồ hôi ướt đẫm trên trán, ông Nguyễn Xuân Thủy - Trạm trưởng Trạm Thú y Lao Bảo, thuộc Chi cục Thú y vùng 3 (Cục Thú y) cho biết, đến nay đã có 5.500 con lợn giống và 2.330 con lợn sống nhập từ Thái Lan về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Lợn được nhập về ngày càng nhiều nhưng trạm chỉ có 4 cán bộ. Những ngày qua, cán bộ của trạm đã phải nỗ lực hết sức, nhiều đêm thức trắng làm thủ tục thông quan cho lợn nhập vào Việt Nam.

"Xe chở lợn từ Thái Lan về không cố định giờ giấc nên anh em chúng tôi phải túc trực. Có những hôm phải làm việc quần quật đến 4 giờ sáng mới xong. Quả thật, quần áo chúng tôi nhiều hôm ám toàn mùi phân lợn" – ông Thuỷ vui vẻ chia sẻ.

Ông Lê Đình Huệ - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 cho biết, quy trình nhập lợn giống và lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam rất nghiêm ngặt. Khi có chủ trương của Bộ NNPTNT, Cục Thú y đã đánh giá tình hình dịch bệnh, bao gồm các yếu tố về an toàn thực phẩm, lựa chọn các công ty có đủ năng lực nhập khẩu, cung cấp lợn cho Việt Nam.

Các công ty được chọn phải tự tìm cơ sở cách ly đủ điều kiện theo quy chuẩn Cục Thú y, sau đó đăng ký với Cục về việc nhập khẩu lợn. Tiếp theo, Cục có văn bản hướng dẫn Chi cục Thú y vùng 3 và Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y Trung ương kiểm tra điều kiện vệ sinh khu cách ly của công ty.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 3.

Lợn được chuyển sang xe chuyên chở khác để đưa về khu cách ly.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 4.

Quá trình kiểm tra lợn nhập về diễn ra nghiêm ngặt.

Chi cục Thú y vùng 3 sẽ phối hợp với Chi cục Thú y địa phương và chính quyền sở tại kiểm tra, xác định địa điểm cách ly có đảm bảo tiêu chuẩn không. Nếu đảm bảo thì Cục Thú y sẽ hướng dẫn thủ tục kiểm dịch nhập khẩu.

Lợn khi nhập về phải có mẫu chứng nhận kiểm dịch của 2 nước Việt Nam – Thái Lan đã thống nhất.

Tiêu chuẩn lợn được nhập khẩu phải khoẻ mạnh, ở vùng an toàn dịch, được xét nghiệm và chứng nhận không có các bệnh nguy hiểm và bệnh lây sang người.

Khi lợn về tới cửa khẩu của Việt Nam, cơ quan liên ngành sẽ kiểm tra hồ sơ thủ tục, kiểm tra lầm sàng và vệ sinh tiêu độc khử trùng, sau đó niêm phong, kẹp chì xe để vận chuyển về khu cách ly.

Tại khu cách ly, lợn được giám sát sức khoẻ, xét nghiệm lại các bệnh theo yêu cầu của Cục Thú y. Trong thời gian 5 ngày, nếu kết quả xét nghiệm bệnh âm tính thì Cục mới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu. Từ đó, Chi cục Thú y địa phương sẽ giám sát quá trình vận chuyển lợn đến các cơ sở giết mổ.

Trường hợp phát hiện lợn chết, công ty phải tiêu huỷ theo quy định.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 5.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 6.

Lợn nhập về phải khoẻ mạnh, ở vùng an toàn dịch.

Muốn nhập khẩu lợn giống về Việt Nam, trước hết đơn vị xuất và nhập phải có hợp đồng thương mại quốc tế. Thứ hai, cơ quan chức năng của nước xuất khẩu lợn phải chứng nhận đàn lợn đủ tiêu chuẩn cấp giống, đơn vị cấp phải đạt tiêu chuẩn làm giống. Thứ ba, Cục Thú y nước xuất phải chứng nhận đàn lợn ở vùng an toàn dịch, không có bệnh như dịch tả lợn Châu Phi, bệnh tai xanh, dịch tả cổ điển hay lở mồm long móng…

Sau các thủ tục như nhập lợn sống, lợn giống phải đưa về khu cách ly nuôi, xét nghiệm, tiêm phòng, kiểm tra trong 45 ngày. Nếu đảm bảo an toàn mới được cấp phép kinh doanh, bán ra thị trường.

Cần có khu cách ly gần cửa khẩu

Theo ông Huệ, Bộ NNPTNT có 3 giải pháp căn cơ để "hạ cơn sốt" thiếu hụt thịt lợn. Thứ nhất là nhập thịt lợn đông lạnh. Tuy nhiên, đây là giải pháp trước mắt. Thứ hai là nhập lợn sống về để giết mổ, đáp ứng ngay nhu cầu của người dân. 

Giải pháp thứ ba, lâu dài là nhập lợn bố, mẹ từ Thái Lan về Việt Nam để hỗ trợ trang trại, cơ sở chăn nuôi nhằm tạo nguồn giống tái đàn. Tuy nhiên, giải pháp này cần có thời gian, bởi phải chờ lợn giống sinh sản, nuôi lớn mới có thể xuất chuồng, giết mổ.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 7.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 8.

Sau khi kiểm tra, làm xong các thủ tục, xe chở lợn được kẹp chì niêm phong.

Theo một lãnh đạo Bộ NNPTNT, với 3 giải pháp trên, dự kiến đến cuối quý 3 sẽ đáp ứng được nhu cầu về thịt lợn.

Là một trong những doanh nghiệp được cấp phép nhập lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Vân – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại – Dịch vụ quốc tế Đồng Lợi cho biết, khi nghe tin phía Việt Nam có nhu cầu thịt lợn cao, cần nhập khẩu thì phía Thái Lan xảy ra tình trạng "găm hàng", tăng giá.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 9.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại – Dịch vụ quốc tế Đồng Lợi mong muốn cơ quan chức năng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khu cách ly lợn gần cửa khẩu.

Tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung không có trang trại lợn lớn và đảm bảo tiêu chuẩn Cục Thú y đưa ra. Vì vậy, sau khi được thông quan, bà Vân phải chở lợn từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo vào một trang trại ở tỉnh Quảng Nam để cách ly. Khi đảm bảo lợn an toàn, được cơ quan chức năng cấp phép đưa đến các lò mổ, bà Vân lại vận chuyển lợn ngược ra các tỉnh phía Bắc.

"Giá lợn mua từ Thái Lan tăng, đường vận chuyển xa, lợn phải nuôi thêm 5 ngày trong thời gian cách ly nên giá bán ra vẫn cao" - bà Vân cho biết.

Bà Vân mong muốn, thời gian tới Chính phủ Việt Nam làm việc với Thái Lan để giảm giá lợn mua vào.

Thức cả đêm thông quan 970 con lợn nhập từ Thái Lan về cửa khẩu Lao Bảo - Ảnh 10.

Ông Lê Đình Huệ - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 chia sẻ, ủng hộ mong muốn cần có một khu cách ly lợn gần cửa khẩu của doanh nghiệp.

Theo bà Vân, cơ quan chức năng 2 nước đã hỗ trợ tận tình cho doanh nghiệp nên thủ tục nhập khẩu, thông quan thuận lợi. Tuy nhiên, bà Vân kiến nghị Cục Thú y tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khu cách ly tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo để hạn chế tình trạng lợn đi đường xa bị chết, giảm chi phí vận chuyển, từ đó giảm thiệt hại cho doanh nghiệp, giảm giá lợn bán ra.

Ông Lê Đình Huệ - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 cho biết, Cục mong muốn có khu cách ly đủ tiêu chuẩn ở khu vực cửa khẩu nhằm kiểm soát tốt hơn an toàn dịch, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem