Cà gai leo

  • Không giống như các bạn học cùng khóa khác, sau khi có tấm bằng Cao đẳng trong tay, anh Bùi Quý Hợi, 36 tuổi, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) lại quyết định về quê lập nghiệp bằng mô hình trồng cà gai leo-loại cây vốn mọc dại, nhờ đó mà mỗi năm gia đình anh Hợi bỏ túi cả tỷ đồng.
  • Dùng thảo dược để trị bệnh là xu hướng được nhiều người Việt lựa chọn hiện nay. Đứng trước thực trạng thị trường dược liệu nhiều nguồn trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng, nhiều người chọn cách tự trồng, tự sơ chế và sắc uống dược liệu để sử dụng hằng ngày và tin tưởng rằng đó là dược liệu sạch, an toàn, chất lượng nhất. Nhưng điều này liệu có thực sự đúng đắn?
  • Đầu năm 2018, một nhóm bạn trẻ đã mạnh dạn thuê lại 6,5 ha đất ruộng cằn, sản xuất lúa, màu kém hiệu quả ở xã Đồng Phong, huyện Nho Quan (Ninh Bình) để trồng cà gai leo-vốn là cây mọc hoang dại trước đây. Bước đầu mô hình trồng cây dược liệu này đã mang lại những kết quả hết sức khả quan, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Nếu ai đó hỏi nông dân ở các xã vùng Dự án Giảm nghèo của huyện Yên Thủy (Hòa Bình) đâu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế nhất, câu trả lời sẽ là cây cà gai leo. Cây dược liệu này được đưa vào trồng từ năm 2014. Nhờ đó bao mảnh đất cằn đã hồi sinh. Màu xanh cây dược liệu bao phủ đến đâu, cuộc sống của người dân nghèo thay đổi đến đó.
  • Cây ba kích và cà gai leo là cây dược liệu quý, tốt cho sức khỏe. Ba kích có vị ngọt, tính ấm, dùng cho nam giới để điều trị thận hư, đau lưng; cà gai leo có tác dụng tăng cường chức năng của gan.
  • “Hàn Quốc chỉ có 2 loại cây dược liệu là sâm và linh chi, nhưng họ đã phát triển để toàn thế giới biết đến và sử dụng. Còn Việt Nam có tới 4.000 loại cây dược liệu quý, tại sao chúng ta không chọn được một vài loài để cung cấp trên phạm vi toàn cầu như họ?”- đó là trăn trở của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển cây dược liệu ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 26.2.